Lối quản lý cũ đang kìm chân doanh nghiệp Việt thế nào?
Thứ năm, 17/07/2025 14:04 (GMT+7)
Tiến sĩ Erhan Atay, giảng viên cấp cao về Quản trị nhân sự tại RMIT Việt Nam cho rằng, khi nhân viên bị giám sát chặt chẽ và thiếu niềm tin, họ có xu hướng tránh né rủi ro và chỉ làm theo chỉ đạo – từ đó tạo ra văn hóa tuân thủ máy móc thay vì sáng tạo.
Quản lý theo kiểu vi mô bóp nghẹt sự đổi mới sáng tạo
Theo Tiến sĩ Erhan Atay, lối quản lý cũ đang kìm chân doanh nghiệp Việt. Để duy trì tính cạnh tranh, họ cần chuyển đổi từ kiểm soát sang tạo dựng niềm tin.
Vị chuyên gia nhận định, quản lý theo kiểu vi mô bóp nghẹt sự đổi mới. Khi nhân viên bị giám
sát chặt chẽ và thiếu niềm tin, họ có xu hướng tránh né rủi ro và chỉ làm theo
chỉ đạo – từ đó tạo ra văn hóa tuân thủ máy móc thay vì sáng tạo. Trong các
ngành có tốc độ thay đổi cực nhanh như công nghệ tài chính, logistics hay hàng
tiêu dùng, hệ quả của lối quản lý này có thể rất nghiêm trọng.
Mặt khác, quản lý vi mô còn suy giảm khả năng phản ứng nhanh của tổ
chức. Khi mọi quyết định đều phải xin ý kiến cấp trên, bộ máy trở nên chậm chạp
và quan liêu. Trong khi đó, những đội ngũ được trao quyền tự chủ có thể phản
hồi nhanh hơn với nhu cầu khách hàng và nắm bắt cơ hội kịp thời.
Điều này đặc biệt đúng với lực lượng lao động trẻ tại
Việt Nam – những người trẻ thông thạo kỹ thuật số ở độ tuổi 20 và 30 mong muốn
được đóng góp và phát triển. Trong môi trường làm việc cứng nhắc, họ dễ mất
động lực và nghỉ việc. Việc mất đi nhân tài không chỉ là vấn đề của thị trường
lao động mà còn là hệ quả trực tiếp từ tư duy quản lý lỗi thời.
Tiến sĩ Erhan Atay, giảng viên cấp cao về Quản trị nhân sự tại RMIT Việt Nam. Ảnh: RMIT
Văn hóa tin tưởng không phải loại bỏ hoàn toàn hay kiểm soát
Xây dựng văn hóa tin tưởng không đồng nghĩa với việc loại
bỏ hoàn toàn cấu trúc hay kiểm soát. Đó là sự chuyển dịch từ quan sát chi tiết
từng đầu việc sang mô hình trách nhiệm dựa trên kết quả. Quản lý tin tưởng vào
đội ngũ của mình sẽ trao quyền để nhân viên tự chọn cách tốt nhất để đạt mục
tiêu, đồng thời sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết. Chính sự tin tưởng
này kích thích nhân viên đưa ra sáng kiến và cho họ cảm giác làm chủ công việc.
Nghiên cứu cho thấy môi trường làm việc dựa vào niềm tin
mang lại mức độ hài lòng, động lực và năng suất cao hơn. Một số startup Việt
Nam đã áp dụng mô hình nhóm liên chức năng và quản lý dự án
linh hoạt. Nhân viên được tự do làm việc độc lập với sự giám sát tối thiểu và
thành công được đánh giá dựa trên hiệu quả công việc thay vì thời gian ngồi tại
bàn làm việc.
Niềm tin cũng đóng vai trò trung tâm trong quá trình
chuyển đổi số hiệu quả. Việc triển khai công nghệ mới cần được thử nghiệm nhanh
chóng và học hỏi từ thất bại. Điều này không thể tồn tại trong môi trường nơi
thất bại bị khiển trách và mọi quyết định đều phải xin ý kiến cấp trên. Ngược
lại, các doanh nghiệp nơi nhân viên cảm thấy an toàn về mặt tâm lý để tự do nêu
ý kiến, thử nghiệm và thừa nhận sai sót thì có nhiều khả năng thành công hơn
khi ứng dụng các công cụ và hệ thống số.
Việt Nam có đủ yếu tố then chốt để tăng trưởng và đổi mới
Lợi thế cạnh tranh bền vững của Việt Nam nằm ở con người.
Sở hữu lực lượng lao động trẻ, đầy tham vọng và ngày càng được đào tạo bài bản,
Việt Nam đang có đủ yếu tố then chốt để tăng trưởng và đổi mới.
Quản lý vi mô có thể từng mang lại hiệu quả, nhưng trong nền kinh tế tri thức hiện nay, niềm tin mới là yếu tố sống còn. Ảnh: Pexels
Các doanh nghiệp có tầm nhìn xa, đặc biệt là các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài, đã nhận ra điều này. Họ đang tái cấu trúc tổ chức, mô
hình làm việc và phân quyền ra quyết định. Những thay đổi này không chỉ thu hút
nhân tài sáng giá mà còn nâng cao hiệu suất làm việc. Các tập đoàn công nghệ đa
quốc gia như Samsung và Intel đã đầu tư mạnh vào phát triển năng lực lãnh đạo
và quyền tự chủ cho các công ty con tại Việt Nam, trao quyền cho quản lý cấp
trung và kỹ sư thay vì chờ đợi chỉ thị từ cấp trên.
Nhiều doanh
nghiệp vẫn còn chìm trong các giá trị xưa cũ về tôn trọng tuổi tác và thứ bậc,
khiến nhân viên trẻ không thể đóng góp hết mình. Điều này còn tạo ra văn hóa
thông tin một chiều, nơi thông tin phản hồi bị kìm nén và ý tưởng đổi mới không
được lắng nghe. Hướng tới xây dựng mô hình dựa trên niềm tin có thể xoay chuyển
tình thế này.
Lãnh đạo thực thụ là tạo không gian để người khác phát triển
Quản lý vi mô thường bị thúc đẩy bởi sự sợ hãi, sợ mọi
thứ không đi đúng hướng, sợ mất quyền lực, sợ kết quả không đúng như kỳ vọng
nếu không được kiểm soát sát sao. Nhưng sự thật lại chỉ ra điều ngược lại. Khi
quản lý buông bỏ kiểm soát và tập trung và các mục tiêu đã xác định, giao tiếp
cởi mở và tôn trọng, hiệu suất làm việc của đội nhóm sẽ được cải thiện.
Sự chuyển đổi này cần được rèn giũa, tâm lý cần thay đổi
và đôi khi phải tái thiết tổ chức. Quản lý sẽ phải thành thạo kỹ năng huấn
luyện. Doanh nghiệp cần trao cho nhân viên không chỉ công cụ mà còn cả sự tự
tin để họ khởi xướng sáng kiến, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm. Các hệ thống
trong tổ chức, từ quy trình đánh giá hiệu suất đến cơ chế ra quyết định, đều
nhằm xây dựng thay vì xói mòn niềm tin.
Tổ chức biết học hỏi sẽ lớn mạnh trong một thế giới đầy
biến động, có thể thu hút và giữ chân người tài tốt hơn, phản ứng linh hoạt với
công nghệ mới, đồng thời xây dựng được đội ngũ hướng tới cùng mục tiêu và gắn
kết hơn. Ngược lại, những tổ chức không thể đổi mới, không thể giữ chân nhân
lực chất lượng cao sẽ dần tụt hậu và mất khả năng cạnh tranh.
Trong nền kinh tế tri thức, niềm tin không còn là một lựa
chọn xa xỉ mà là điều kiện tiên quyết. Các doanh nghiệp Việt chấp nhận chuyển
mình sẽ không chỉ cải thiện văn hóa nội bộ, mà còn tạo nền tảng để thành công
lâu dài trên thị trường toàn cầu.
Lãnh đạo thực thụ là tạo không gian để người khác phát
triển. Và điều đó bắt đầu từ niềm tin.
Tiến sĩ Erhan Atay - Giảng viên cấp cao về Quản trị nhân sự tại trường đại học RMIT Việt Nam
Trước khi chuyển giao về quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an, FPT Telecom ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng liên tục về cả doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời doanh nghiệp cũng duy trì chính sách cổ tức rất hấp dẫn và đều đặn cho cổ đông.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed, doanh nghiệp do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
Việt Nam đang đẩy mạnh phủ sóng 5G trên toàn quốc thông qua cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, mở rộng hạ tầng và phát triển hệ sinh thái dịch vụ, hướng tới mục tiêu phổ cập 5G cho 90% dân số vào cuối năm nay.
TikiNow vừa bị xử phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin sai lệch về năng lực vận hành. Vụ việc đặt ra câu hỏi: sau những năm “nổi đình nổi đám”, logistics của Tiki nay đang ở đâu trong cuộc đua thương mại điện tử?
Trước khi chuyển giao về quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an, FPT Telecom ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng liên tục về cả doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời doanh nghiệp cũng duy trì chính sách cổ tức rất hấp dẫn và đều đặn cho cổ đông.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed, doanh nghiệp do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 67% so với cùng kỳ, đồng thời thông qua phương án chia cổ tức tới 60%, cao nhất ngành ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Bộ Công an vừa chính thức tiếp nhận quyền đại điện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Từ năm 2026, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội có thể được hỗ trợ tới 300 triệu đồng mỗi năm, bên cạnh loạt ưu đãi về mặt bằng, thiết bị và đào tạo nhân lực. Đây là một phần trong chiến lược “bơm sức” cho khu vực SME và startup giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động.