Khả năng trả nợ yếu, chỉ có 174 triệu đồng, Hà Nội Anpha vẫn được VPBank “bơm” vốn
Thứ năm, 17/07/2025 15:07 (GMT+7)
Dù đang ở trong tình trạng tài chính khó khăn, với khả năng trả nợ yếu và vốn tự có chỉ 174 triệu đồng, Hà Nội Anpha vẫn được Ngân hàng VPBank cấp vốn.
Như đã đưa tin, đầu tháng 7/2025, Công ty Hà Nội Anpha đã mua lại cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC), qua đó chính thức tiếp quản dự án Cát Bà Amatina với tổng giá trị giao dịch lên đến 2.402 tỷ đồng.
Một góc dự án Cát Bà Amatina. Ảnh: Internet
Điều đáng chú ý, ngay trước thời điểm thương vụ diễn ra, Hà Nội Anpha chỉ có 174 triệu đồng vốn sẵn có, trong khi năng lực tài chính lại ở mức báo động.
Khả năng trả nợ yếu trước khi "thâu tóm" Cát Bà Amatina
Cụ thể, tại thời điểm ngày 31/12/2024, công ty ghi nhận nợ ngắn hạn lên tới 1.271 tỷ đồng, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ đạt 941 tỷ đồng. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời vì vậy chỉ ở mức 0,77.
Theo lý thuyết kế toán, hệ số thanh toán hiện thời dưới 1 phản ánh khả năng trả nợ kém, là dấu hiệu cảnh báo rủi ro tài chính, đặc biệt với các khoản nợ ngắn hạn. Càng tiến sát về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả và đối diện với nguy cơ phá sản.
Điều này cho thấy, Hà Nội Anpha đã rơi vào tình trạng khả năng trả nợ yếu. Trước đó, vào cuối năm 2023, tình hình còn tồi tệ hơn với hệ số thanh toán hiện thời chỉ đạt 0,06 – mức gần như "đỏ", tiệm cận với nguy cơ phá sản.
VPBank vẫn cấp vốn
Bất chấp tình trạng tài chính “bết bát”, chỉ trong vòng nửa đầu năm 2025, Hà Nội Anpha lại có trong tay hơn 2.000 tỷ đồng để thực hiện thương vụ lớn. Dư luận đặt dấu hỏi: “Liệu VPBank có phải là bệ đỡ đứng sau thương vụ này”?
Theo thông tin công bố, ngày 4/3/2025, Hà Nội Anpha đã ký kết hợp đồng tín dụng với VPBank. Đến ngày 26/4/2025, hai bên tiếp tục ký thêm hợp đồng mới. Tài sản đảm bảo là 35 hợp đồng mua bán và 38 hợp đồng mua bán bất động sản. Giá trị cụ thể của các hợp đồng không được tiết lộ. Tuy nhiên, VPBank được xác nhận là đối tác tín dụng lâu năm của Hà Nội Anpha.
Trước đó, vào năm 2020 hai bên cũng từng ký kết 3 hợp đồng tín dụng, với tài sản đảm bảo là cổ phần do Công ty CP Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc phát hành cùng lô đất F4-CH04 thuộc dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ.
Dòng tiền từ ngân hàng liên tục "ra vào" Hà Nội Anpha
Mặc dù các hợp đồng vay thế chấp mới chỉ được ghi nhận trong hai năm 2020 và 2025, nhưng thực tế cho thấy dòng tiền vay mượn giữa Hà Nội Anpha và ngân hàng diễn ra thường xuyên.
Tại ngày 31/12/2023, tổng nợ vay của Hà Nội Anpha đạt 3.136 tỷ đồng, gấp 6,1 lần vốn chủ sở hữu. Trong năm này, công ty đã trả 1.776 tỷ đồng nợ gốc, đồng thời vay mới 2.216 tỷ đồng – con số rất lớn so với quy mô tài sản và năng lực tài chính thực tế của doanh nghiệp.
Sang năm 2024, công ty tiếp tục trả nợ gốc 3.130 tỷ đồng và vay thêm 1.428 tỷ đồng.
Từ những con số trên, có thể thấy 2.216 tỷ đồng vay năm 2023 và 1.428 tỷ đồng năm 2024 hoặc là các khoản vay tín chấp, hoặc là những dòng vốn đến từ nguồn không công khai cụ thể. Điều này phản ánh “khẩu vị” rủi ro cực lớn của các tổ chức tín dụng tham gia cho vay.
VPBank nằm trong nhóm cho vay bất động sản lớn nhất
VPBank – đối tác tín dụng của Hà Nội Anpha cũng là một trong những ngân hàng có mức độ cho vay vào lĩnh vực bất động sản cao nhất hệ thống.
Tính đến ngày 31/3/2025, dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank lên đến 185.899 tỷ đồng, chiếm 25,47% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Trong khi đó, cuối năm 2024 tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn, đạt 26,95%.
Song song với đó, nợ xấu tại VPBank có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn.
Cụ thể, cuối quý I/2025 nợ xấu tại nhà băng này đạt 34.610 tỷ đồng, tăng 5.540 tỷ đồng (tương đương 19,1%) với cuối năm 2024 và chiếm 4,74% cho vay khách hàng, vượt xa mức “trần” 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 của VPBank thấp hơn khi đạt 4,2%.
Không chỉ tăng về tỷ lệ, nợ xấu còn tăng mạnh về giá trị tuyệt đối trong 3 tháng đầu năm 2025. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn đã tăng tới 2.264 tỷ đồng, tương đương 37%.
Trước khi mua lại cổ phần Vinaconex ITC để sau đó “thâu tóm” dự án Cát Bà Amatina, Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha có “bức tranh” tài chính “tăm tối” khi lỗ “thê thảm”, nợ chồng chất.
Kết phiên giao dịch hôm nay (ngày 14/5), cổ phiếu VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank tăng hết biên độ, khối ngoại mua ròng gần 18 triệu đơn vị.
4 ngân hàng yếu kém từng bị kiểm soát đặc biệt, đã hoàn tất chuyển giao bắt buộc gồm GPBank, MBV, Vikki Bank và VCBNeo. Thông tin về tình hình hoạt động của những ngân hàng trên được lãnh đạo các ngân hàng nhận chuyển giao chia sẻ trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Trước khi mua lại cổ phần Vinaconex ITC để sau đó “thâu tóm” dự án Cát Bà Amatina, Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha có “bức tranh” tài chính “tăm tối” khi lỗ “thê thảm”, nợ chồng chất.
111.800 là số doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam gia nhập hoặc tái gia nhập thị trường, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái và trên 110.000 DN tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể hoặc chính thức giải thể, tính đến hết tháng 5/2025
Trước khi hàng loạt chuyến bay của Vietjet Air bị trì hoãn, hủy chuyến không rõ lý do khiến hành khách bức xúc, đối tác cung cấp dịch vụ mặt đất là SAGS thông báo chấm dứt hợp đồng với Vietjet từ 20/4/2025.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2024 lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD, khẳng định vị thế nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai toàn cầu.
Trước khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs xin lỗi vì quảng cáo quá mức, trên các gian hàng của các sàn TMĐT, kẹo rau củ Kera có doanh số bán ra khủng, thu về hàng tỷ đồng.