Họp WTO: Trung Quốc gọi thuế đối ứng Mỹ là 'sai thuốc, kê đơn nhầm'
Thứ năm, 10/04/2025 11:53 (GMT+7)
Trước việc Tổng thống Mỹ Trump tiếp tục leo thang thuế quan lên 125% đối với Trung Quốc, Bắc Kinh đã mạnh mẽ phản pháo tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gọi chính sách thuế quan của Mỹ là "sai thuốc, kê đơn nhầm".
Ngày 9/4 (giờ địa phương), tại cuộc họp thường niên đầu tiên của Hội đồng Thương mại Hàng hóa (CTG) thuộc WTO ở Geneva, Thụy Sĩ, phái đoàn Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ. Bắc Kinh cho rằng biện pháp này là "sai thuốc, kê đơn nhầm", không những không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại mà còn gây tổn hại ngược lại cho chính nước Mỹ, đồng thời làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự thương mại quốc tế.
Cùng lúc đó, 46 quốc gia thành viên WTO khác cũng bày tỏ quan ngại về các biện pháp thuế quan đối ứng của Mỹ trong chương trình nghị sự, kêu gọi Washington tuân thủ nghiêm túc các quy tắc của WTO.
Tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa diễn ra, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trước chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ. Ảnh: Sinchew
Trung Quốc đã chủ động đưa vấn đề thuế quan đối ứng của Mỹ và những tác động tiêu cực của nó vào chương trình nghị sự tại cuộc họp thường niên đầu tiên của CTG ngày 9/4, bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Phái đoàn Trung Quốc nhấn mạnh, hệ thống thương mại đa phương mà WTO là trung tâm đã cung cấp nền tảng thể chế cơ bản cho thương mại toàn cầu.
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và các cam kết thuế quan đa phương đảm bảo tất cả các thành viên có thể tiến hành thương mại và hợp tác trong một môi trường minh bạch, có thể dự đoán và không phân biệt đối xử. Việc Mỹ áp dụng thuế quan đối ứng với mức thuế suất vượt xa mức thuế ràng buộc mà nước này đã cam kết tại WTO, đơn phương và tùy tiện áp đặt thuế quan phân biệt đối xử là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản về đãi ngộ tối huệ quốc của WTO, "là hành vi điển hình của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và hành vi bắt nạt".
Phía Trung Quốc tiếp tục khẳng định, Mỹ là quốc gia sáng lập và hưởng lợi chính từ hệ thống thương mại đa phương. Việc đánh giá lợi ích tổng thể trong thương mại quốc tế chỉ dựa trên cán cân thương mại hàng hóa là cực kỳ phiến diện. Cái gọi là thuế quan đối ứng là "sai thuốc, kê đơn nhầm", không những không giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại mà còn gây tổn hại ngược lại cho chính nước Mỹ, làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự thương mại quốc tế.
Chiến tranh thuế quan, chiến tranh thương mại không có người chiến thắng. Trung Quốc kêu gọi tất cả các thành viên WTO lấy lịch sử làm gương, kiên định bảo vệ các quy tắc thương mại đa phương, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và hợp tác đa phương.
Cùng thời điểm, 46 quốc gia thành viên WTO khác cũng bày tỏ quan ngại về các biện pháp thuế quan đối ứng của Mỹ trong chương trình nghị sự, kêu gọi Washington tuân thủ nghiêm túc các quy tắc của WTO. Liên minh châu Âu (EU) nhận định, các biện pháp thuế quan đối ứng của Mỹ gây tổn hại nghiêm trọng đến các nguyên tắc cơ bản của WTO, không giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại.
Các thành viên như Anh, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ trích các biện pháp thuế quan đối ứng của Mỹ làm xáo trộn trật tự thương mại quốc tế, phá hoại sự vận hành ổn định của chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp toàn cầu, sẽ gây tổn hại đến lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ.
Các thành viên như Peru, Kazakhstan, Chad cũng lên án thuế quan đối ứng của Mỹ gây ra tác động nghiêm trọng đến các thành viên đang phát triển có nền kinh tế dễ bị tổn thương, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quy tắc thương mại đa phương công bằng, mở cửa, minh bạch, bao trùm và không phân biệt đối xử đối với các thành viên đang phát triển.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala ngày 9/4 cũng đã ra tuyên bố, kêu gọi cộng đồng quốc tế cần chung tay nỗ lực để duy trì tính mở của hệ thống thương mại quốc tế. Bà cho rằng các thành viên WTO nên bảo vệ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ, mở cửa. WTO là một nền tảng đối thoại quan trọng, việc giải quyết các vấn đề này trong khuôn khổ hợp tác là vô cùng quan trọng.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đình chỉ thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với 75 quốc gia ngoại trừ Trung Quốc đã dẫn đến một cuộc phục hồi kỷ lục trên thị trường chứng khoán New York vào ngày 9/4 (giờ địa phương).
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế quan lên tới 125% đối với Trung Quốc, nhưng đồng thời bất ngờ giảm thuế và đình chỉ thuế quan cho 75 quốc gia không thực hiện các biện pháp trả đũa.
Một chàng trai ở Bắc Kinh, Trung Quốc gây xôn xao khi tậu siêu xe Maybach S480 giá hơn 5,4 tỷ đồng để chạy dịch vụ taxi cao cấp, hé lộ chiến lược kinh doanh độc đáo và thu nhập đáng mơ ước.
Bữa sáng đơn giản của người Mỹ không còn là lựa chọn tiết kiệm khi giá cả leo thang chóng mặt. Giá trứng tăng gấp 4, kéo theo giá bữa sáng cơ bản tăng vọt, ăn ngoài đã chạm ngưỡng 20 đô.
Giữa bão thuế quan Mỹ - Trung, một nữ CEO ngành dệt may Trung Quốc lạc quan đối diện việc mất đơn hàng triệu đô, trích dẫn kinh điển của Jack Ma về thị trường nội địa 1.4 tỷ dân.
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Mỹ đã phát động các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc, cáo buộc ứng dụng này là mối đe dọa an ninh, nghi ngờ đánh cắp công nghệ Mỹ và rò rỉ dữ liệu người dùng.