Giá tôm VN vượt 9 USD/kg, Mỹ và Trung Quốc tăng mua mạnh
Thứ bảy, 12/04/2025 12:05 (GMT+7)
Dù sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 2/2025 giảm nhẹ, giá bán bình quân vẫn tăng mạnh, vượt mốc 9 USD/kg, nhờ nhu cầu gia tăng từ thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm xuất khẩu sang Mỹ đạt 17,8 USD/kg, tăng 11%, mức cao nhất gần một năm qua. Thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận mức giá 7,2 USD/kg, tăng 9,1%, cao nhất kể từ tháng 3/2023.
Giá tôm Việt Nam vượt 9 USD/kg. Ảnh minh họa
Tại Nhật Bản, giá tôm tăng 5,6% lên 9,5 USD/kg; Hàn Quốc tăng 5,3% lên 8 USD/kg; Liên minh châu Âu (EU) tăng 3% lên 10,2 USD/kg - mức tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2024, dù sản lượng sụt giảm hơn 50%.
Tổng lượng tôm thẻ xuất khẩu tháng 2 đạt 17.608 tấn, giảm 7% so với tháng 1, nhưng vẫn tăng 16% so với cùng kỳ 2024.
Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong giảm 30%, EU giảm 17%, Anh giảm 19%. Ngược lại, Mỹ tăng 6%, Nhật Bản tăng 9%, Hàn Quốc tăng 2%.
Tuy nhiên, giá bình quân tôm thẻ tăng hơn 5%, đạt 9,01 USD/kg. Sự tăng giá chủ yếu nhờ đà phục hồi mạnh tại Mỹ và Trung Quốc cùng việc các nhà máy chế biến nối lại thu mua sau Tết Nguyên đán.
Trong tháng 2, Việt Nam xuất khẩu 1.475 tấn tôm sú, giảm 21% so với tháng trước. Dù vậy, giá bình quân tăng 14%, đạt 12,77 USD/kg – mức cao trong vòng một năm.
Nguồn cung tôm sú lớn khan hiếm do nông dân chậm thả giống cuối năm 2024, dẫn đến việc các nhà máy tăng giá thu mua nguyên liệu từ 1-2% để duy trì sản xuất.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cho tôm sú Việt Nam, dù lượng nhập khẩu chỉ còn 353 tấn, giảm mạnh so với trước, nhưng giá tăng 14,1% lên 10,5 USD/kg.
Tại Nhật Bản, sản lượng nhập khẩu đạt 326 tấn, giá cũng tăng 16,7% lên 14,7 USD/kg, cao nhất từ giữa năm 2023.
Người tiêu dùng Việt Nam có thêm lựa chọn hải sản tươi tươi sống cao cấp và phong phú từ Anh như tôm hùm, cua nâu... với giá hợp lý, nhờ thỏa thuận thương mại mới giữa hai quốc gia.
Ngành tôm được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh. Động thái này diễn ra sau loạt phản ánh về quảng cáo vi phạm và vụ án gần 600 loại sữa giả.
Trước lo ngại về đường dây sản xuất, kinh doanh gần 600 loại sữa giả vừa bị phát hiện, Bộ Y tế khẳng định đẩy mạnh hậu kiểm, siết chặt quản lý công bố sản phẩm.
Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu cần nắm rõ 7 cách phân biệt sữa thật - giả để bảo bản thân và gia đình khỏi hàng nhái độc hại sau vụ hơn 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện.
Ngày 15/4, giá vàng miếng và nhẫn SJC đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng, đưa vàng miếng chạm mức kỷ lục mới là 108 triệu đồng/lượng. Ngược lại, giá vàng thế giới đảo chiều giảm sau khi đạt đỉnh.
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân. Đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng.
Sáng nay (15/4), Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) tổ chức Họp báo phát động hưởng ứng các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2025, với các hoạt động như cuộc thi và hội thảo, đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ.
Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị các bộ ngành siết chặt kiểm tra, xử lý sữa giả sau vụ triệt phá hai doanh nghiệp lớn. Sữa giả đe dọa sức khỏe người dân, đặc biệt trẻ em, và làm xói mòn niềm tin vào ngành sữa nội địa.