Phân biệt sữa thật – giả thế nào giữa 'ma trận quảng cáo láo'?
Thứ ba, 15/04/2025 14:59 (GMT+7)
Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu cần nắm rõ 7 cách phân biệt sữa thật - giả để bảo bản thân và gia đình khỏi hàng nhái độc hại sau vụ hơn 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện.
Nhân viên đóng hộp thành phẩm sữa bột tại cơ sở sản xuất. Ảnh: Báo Công an nhân dân
Cơ quan công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa giả
quy mô lớn với hơn 600 loại sữa giả đã được tuồn ra thị trường, thu lợi bất chính
lên tới hơn 500 tỉ đồng. Các đối tượng sử dụng mạng xã hội, quảng cáo sai sự thật,
thổi phồng công dụng sản phẩm, thuê người nổi tiếng tiếp thị để đánh lừa người
tiêu dùng. Đặc biệt nghiêm trọng, phần lớn số sữa giả này nhắm vào nhóm đối tượng
dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai và người bệnh.
Vụ
việc gây chấn động dư luận, làm dấy lên lo ngại về mức độ tinh vi của các chiêu
trò làm giả hiện nay, đồng thời đặt ra câu hỏi cấp thiết: Làm sao để người tiêu
dùng có cánh phân biệt sữa giả - sữa thật giữa ma trận thông tin?
7 cách phân biệt sữa giả - sữa thật đơn giản
Theo
Đại tá, Bác sĩ Đinh Thanh Bình - nguyên Chủ
nhiệm khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Quân y 354), sữa giả
không chỉ không cung cấp đủ dinh dưỡng, mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa, thận,
gan và sự phát triển toàn diện của trẻ nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy, người tiêu dùng cần
nắm rõ 7 cách phân biệt sữa giả - sữa thật sau để chủ động bảo vệ người thân và gia đình:
- Quan sát kỹ bao bì: Sữa
thật có bao bì in sắc nét, rõ ràng, không lem màu, có mã vạch - mã QR và tem chống
giả của nhà sản xuất. Sữa giả thường in mờ, thông tin sai lệch hoặc bị cạo sửa.
- Kiểm tra mã vạch, mã QR: Phụ
huynh nên sử dụng ứng dụng để quét mã. Sữa chính hãng sẽ hiển thị thông tin chuẩn
về xuất xứ. Nếu không quét được hoặc ra nội dung không liên quan, cần cảnh giác.
- Màu sắc, mùi và độ mịn của bột sữa: Sữa
thật có màu vàng nhạt, thơm nhẹ, mịn tay. Nếu sữa có mùi hắc, lợn cợn, đổi màu
hoặc có tạp chất, đó có thể là hàng giả.
Một trong những cách phân biệt sữa giả là quan sát cách sữa tan trong nước. Sữa thật khi pha với nước nóng sẽ tan đều, không vón cục. Ảnh minh họa
- Cách sữa tan trong nước: Sữa
thật khi pha với nước nóng sẽ tan đều, không vón cục. Nếu thấy sữa vón thành mảng,
nổi cặn hoặc có màu lạ thì không nên cho bé sử dụng.
- Cảm nhận vị và kết cấu: Sữa
thật có vị ngọt nhẹ, dễ tan trên đầu lưỡi. Sữa giả có thể nhạt, chua hoặc thậm
chí có vị lạ.
- Phản ứng của trẻ sau khi uống sữa: Nếu
trẻ uống sữa xong bị tiêu chảy, nôn trớ, phát ban hoặc chậm tăng cân dù ăn uống
đều - đó có thể là dấu hiệu dùng phải sữa kém chất lượng.
- Nơi mua hàng: Chỉ
nên mua sữa ở siêu thị lớn, nhà thuốc uy tín hoặc website chính thức. Tuyệt đối
không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, đặc biệt là từ mạng xã hội.
Bác sĩ Bình cũng khuyến cáo, các phụ huynh đừng vì vài chục nghìn đồng rẻ hơn mà đánh đổi sức khỏe con trẻ.
Hãy là người tiêu dùng thông minh, kiểm tra kỹ,
chỉ mua nơi uy tín và đừng ngại đặt câu hỏi nếu có nghi ngờ. Bởi một lon sữa giả
hôm nay có thể gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con bạn ngày mai.
Lỗ hổng quản lý sữa bột, khó hậu kiểm
Từ
vụ việc hơn 600 loại sữa giả bị phát hiện, các chuyên
gia cảnh báo, đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật. Hệ thống cấp phép, kiểm tra
đột xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cần được siết chặt, minh bạch hóa và ứng
dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là khâu hậu kiểm nếu không muốn
người tiêu dùng tiếp tục trở thành nạn nhân của những lon sữa độc hại.
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP HCM).
Luật
sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sữa bột được xếp vào
nhóm thực phẩm chế biến, do Bộ Công Thương quản lý. Trong khi đó, các sản phẩm
bổ sung vi chất hoặc thực phẩm chức năng thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.
Việc
hậu kiểm chất lượng sữa bột hiện nay được phân cấp: Bộ Công Thương chịu trách
nhiệm với cơ sở có công suất lớn (từ 20 triệu lít/năm với sữa chế biến hoặc
100.000 tấn/năm với bột); còn công suất nhỏ hơn do Sở Công Thương địa phương phụ
trách. Với thực phẩm chức năng, công tác hậu kiểm do ngành y tế thực hiện.
Luật
sư Bình cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm sữa trước khi
đưa ra thị trường nhằm đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh
doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng phát sinh rủi ro: nhiều đơn vị không công bố
chất lượng, thậm chí sản xuất hàng giả, hàng nhái. Nhãn hiệu đa dạng, phân phối
trên sàn thương mại điện tử khiến việc kiểm soát càng thêm khó khăn.
“Muốn
phát hiện sữa giả, sữa kém chất lượng phải kiểm nghiệm mẫu - nhưng chi phí xét nghiệm rất cao và mất nhiều thời gian”, ông
Bình nêu rõ.
Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị các bộ ngành siết chặt kiểm tra, xử lý sữa giả sau vụ triệt phá hai doanh nghiệp lớn. Sữa giả đe dọa sức khỏe người dân, đặc biệt trẻ em, và làm xói mòn niềm tin vào ngành sữa nội địa.
Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là chủ mưu cầm đầu, đứng sau hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Hai đối tượng này thành lập hệ sinh thái 9 công ty để sản xuất, phân phối sản phẩm giả.
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh. Động thái này diễn ra sau loạt phản ánh về quảng cáo vi phạm và vụ án gần 600 loại sữa giả.
Trước lo ngại về đường dây sản xuất, kinh doanh gần 600 loại sữa giả vừa bị phát hiện, Bộ Y tế khẳng định đẩy mạnh hậu kiểm, siết chặt quản lý công bố sản phẩm.
Ngày 15/4, giá vàng miếng và nhẫn SJC đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng, đưa vàng miếng chạm mức kỷ lục mới là 108 triệu đồng/lượng. Ngược lại, giá vàng thế giới đảo chiều giảm sau khi đạt đỉnh.
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân. Đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng.
Sáng nay (15/4), Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) tổ chức Họp báo phát động hưởng ứng các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2025, với các hoạt động như cuộc thi và hội thảo, đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ.
Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị các bộ ngành siết chặt kiểm tra, xử lý sữa giả sau vụ triệt phá hai doanh nghiệp lớn. Sữa giả đe dọa sức khỏe người dân, đặc biệt trẻ em, và làm xói mòn niềm tin vào ngành sữa nội địa.