Bộ Y tế nói gì sau vụ 600 loại sữa bột giả 'tung hoành' trên thị trường?
Trước lo ngại về đường dây sản xuất, kinh doanh gần 600 loại sữa giả vừa bị phát hiện, Bộ Y tế khẳng định đẩy mạnh hậu kiểm, siết chặt quản lý công bố sản phẩm.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh. Động thái này diễn ra sau loạt phản ánh về quảng cáo vi phạm và vụ án gần 600 loại sữa giả.
Trước thực trạng người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) sai lệch, gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đã chính thức vào cuộc, yêu cầu siết chặt quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ngày 15/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản gửi Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), đề nghị phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động quảng cáo thực phẩm trên mạng xã hội, đặc biệt liên quan đến người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Theo phản ánh từ báo chí và người dân, nhiều nghệ sĩ, MC, KOL đang tham gia quảng cáo TPCN sai quy định, gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng về chất lượng và công dụng sản phẩm. Một số nghệ sĩ như BTV Quang Minh, Vân Hugo, NSND Hồng Vân đã bị nêu tên trong các quảng cáo sữa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Động
thái mạnh mẽ từ Bộ Y tế diễn ra trong bối cảnh dư luận đang bàng hoàng trước vụ
án sản xuất sữa giả quy mô lớn, liên quan đến Công ty CP Dược quốc tế Rance
Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Gần 600 loại sữa giả đã bị tuồn ra thị trường, thu lợi bất chính hơn 500 tỷ đồng. Cơ quan công an đã
khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can.
Dưới góc nhìn pháp lý, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định: “Theo Luật Quảng cáo và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo có nghĩa vụ xác minh thông tin về sản phẩm. Nếu quảng cáo sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, họ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật Hình sự”.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh, việc các nghệ sĩ quảng cáo sai công dụng của TPCN, nhất là sản phẩm dành cho trẻ em, người bệnh, phụ nữ mang thai… là hành vi cực kỳ nguy hiểm, có thể gây thiệt hại lớn về sức khỏe và lòng tin xã hội. “Không thể viện lý do không biết sản phẩm sai phạm. Là người của công chúng, họ càng phải cẩn trọng và có trách nhiệm với cộng đồng”, luật sư Hùng nói thêm.
Bộ
Y tế cho biết sẽ tổng hợp kết quả xử lý từ các cơ quan phối hợp và kiến nghị sửa
đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm bịt các lỗ hổng trong quản lý quảng cáo
TPCN, nhất là trên không gian mạng, nơi đang bị lợi dụng tràn lan.