hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
3 tháng đầu năm, các doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong quý I/2025 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh sự phục hồi của ngành sau giai đoạn khó khăn.
Hiện tại, một số doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ bao gồm May Sông Hồng (MSH) với 80% doanh thu đến từ thị trường này, TNG (TNG) chiếm 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35% và Dệt May Thành Công (TCM) 25%.
Nhiều doanh nghiệp báo lãi
Theo đó, kết thúc quý 1, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) đạt khoảng 4,417 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm. Lãi trước thuế ước đạt 271 tỷ đồng, tăng 372,13% so với cùng kỳ, tương đương 30% kế hoạch năm. Lãi ròng quý 1 đạt 172 tỷ đồng, tăng 372% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện lên 12.1% so với 8.7% cùng kỳ.
Trong đó ngành sợi đã có đơn hàng đến tháng 5, các doanh nghiệp ngành may đều có lãi và đang thương lượng đơn hàng cho quý III. Ngay khi thông tin tạm hoãn áp dụng thuế được công bố vào 10/4, công ty đã thúc đẩy tiến độ sản xuất và giao hàng, yêu cầu hoàn tất đơn hàng trong vòng 90 ngày tới.
Tương tự, Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM), trong quý đầu năm ghi nhận doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ, lên gần 1.011 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 78,5 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024. Công ty cũng đã nhận 85% kế hoạch doanh thu trong quý II và đang chốt đơn hàng cho quý III/2025.
Trước đó, TCM cho biết đã nhận đủ đơn hàng cho quý I/2025, đang tiếp nhận đơn hàng cho quý II và bắt đầu nhận đơn hàng cho quý III.
Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với doanh thu thuần đạt 376,4 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 77,6 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận hoạt động 54,3 tỷ đồng, cải thiện vượt bậc so với mức chỉ 3,6 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Còn tại Dệt may TNG ghi nhận lợi nhuận 43,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 1%, dù doanh thu tăng 31% lên hơn 1.500 tỷ đồng. Tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ hiện chiếm khoảng 26%.
Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 3 tháng đầu năm 2025. Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2025 hơn 1.036 tỷ đồng, tăng 34%; lợi nhuận ròng đạt 87,2 tỷ đồng, tăng 50%.
Bình tĩnh ứng phó với áp lực thuế quan
Mặc dù ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực 3 tháng đầu năm, tuy nhiên, những khó khăn từ thuế quan Mỹ có thể là mối lo ngại đối với ngành dệt may từ quý tiếp theo.
Các chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế là thời gian để có thể đàm phán thêm, cũng như thúc đẩy xuất khẩu nhanh các đơn hàng sang Mỹ. Nhiều đơn hàng DN đã và đang sản xuất, sẵn sàng xuất khẩu và tránh để hàng tồn quá lâu.
Đơn cử, đánh giá về tác động của thuế quan Mỹ, Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường nhấn mạnh đây là mức thuế "hết sức đột ngột và nằm ngoài khả năng quản trị của các doanh nghiệp". Tuy nhiên, thuế cao và thị trường biến động không phải chuyện mới với dệt may Việt Nam. Theo ông, ngành cần tận dụng giai đoạn tạm hoãn để chủ động thích ứng, giống như từng vượt qua rào cản thuế và hạn ngạch trước thời WTO.
Đối với Vinatex, đơn vị thực hiện thúc đẩy khí thế lao động sản xuất, tối đa hóa sản lượng với 90 ngày làm việc thần tốc. Tuyên truyền cho người lao động không hoang mang, không dao động, nỗ lực cho đơn hàng của quý 2.
Ngoài ra, Vinatex cũng đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng vải trong hệ thống, phân loại từng mặt hàng, thị trường có nguy cơ bị ảnh hưởng để có cơ sở đàm phán với khách hàng và tìm kiếm hướng đi phù hợp. Đồng thời, Vinatex đẩy mạnh minh bạch về quy tắc xuất xứ cũng như tuân thủ các quy định về chống gian lận thương mại. Đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường để tránh phụ thuộc vào một số thị trường đã có.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 nêu quan điểm, đối diện với thách thức, dệt may cần đa dạng hóa thị trường, tận dụng các FTA; đồng thời giảm sự phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc; cuối cùng là tiết kiệm trên mọi lĩnh vực để giảm chi phí, cung cấp cho khách mức giá cạnh tranh nhất.
Tổng Giám đốc TCM Song Jae Ho cũng thông tin, thị trường Mỹ chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của TCM - tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Trước thách thức thuế quan, TCM đang nỗ lực đa dạng hoá thị trường, mở rộng tại châu Âu và Canada, song song với đó là tăng cường thị phần tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi đó, các thị trường chủ lực khác của Dệt may Thành Công như Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện không có sự biến động nhiều.
© vietpress.vn