Ông Đỗ Anh Tú bị khởi tố: 'Di sản' còn lại ở TPBank là gì?
Thứ ba, 08/07/2025 11:20 (GMT+7)
Trước khi bị khởi tố, ông Đỗ Anh Tú đã rời khỏi vị trí thành viên HĐQT TPBank. Dù vậy, “di sản” của ông tại nhà băng này vẫn còn nhiều.
Tại cuộc họp kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm diễn
ra vào chiều 7/7, thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cảnh sát điều tra tội
phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03, Bộ Công an) cho biết ông Đỗ Anh Tú -
nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), nguyên Chủ tịch Chứng
khoán TPS và ông Nguyễn Hồ Nam - nhà sáng lập Bamboo Capital, đã bị khởi tố. Tổng cộng
15 bị can trong vụ án này đã bị khởi tố với cáo buộc có dấu hiệu Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Trước khi bị khởi tố, ông
Đỗ Anh Tú là thành viên HĐQT kiêm Phó chủ tịch HĐQT TPBank và trực tiếp nắm 3,71%
vốn tại đây. Ngày 18/3/2025, ông Tú đã làm đơn từ nhiệm và được chấp thuận.
Ngoài
ra, ông Tú từng giữ chức Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong - TPS,
doanh nghiệp do TPBank nắm 9% vốn.
Sau khi có thông tin khởi tố, TPBank cho biết vụ án do cơ
quan chức năng khởi tố 4 tháng trước đây do có liên quan đến Công ty Bamboo
Capital (BCG) phát hành trái phiếu, TPS là đơn vị tư vấn phát hành và ông Đỗ
Anh Tú trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPS.
TPBank khẳng định vai trò của ông Đỗ Anh Tú liên quan đến vụ
án đều thuộc khuôn khổ hoạt động của công ty chứng khoán TPS, hoàn toàn không ảnh
hưởng đến công tác quản trị, điều hành hoạt động của ngân hàng, cũng như không
liên quan đến hoạt động tín dụng, tài chính hay vận hành của TPBank.
Trước khi bị khởi tố, ông Đỗ Anh Tú đã rời khỏi vị trí thành viên HĐQT TPBank. Ảnh: TPB
Dù đã rút khỏi TPBank ở cương vị lãnh đạo nhưng “di sản” tại
TPBank của ông Đỗ Anh Tú vẫn còn rất nhiều.
Theo báo cáo tình hình quản trị năm 2024 (báo cáo mới nhất được
công bố) của TPBank, hồi cuối năm 2024, ông Đỗ Anh Tú sở hữu 97,95 triệu cổ phiếu
TPB (tương đương 3,71% vốn điều lệ).
Bà Trung Thị Lâm Ngọc, vợ ông Tú sở hữu gần 2,4 triệu cổ phiếu
TPB (tương đương 0,09% vốn); bà Đỗ Quỳnh Anh, con gái ông Tú sở hữu gần 81,1
triệu cổ phiếu TPB (tương đương 3,07% vốn), ông Đỗ Minh Quân sở hữu 88,2 triệu
cổ phiếu (tương đương 3,34% vốn).
Như vậy, hồi cuối năm 2024, gia đình ông Tú trực tiếp nắm giữ
269,65 triệu cổ phiếu TPB (tưng ứng tỷ lệ vốn 10,21%). Với giá đóng cửa năm
2024 của TPB là 16.650 đồng/CP, khối tài sản này của gia đình ông Tú trị giá gần
4.500 tỷ đồng. Trong đó, ông Tú là người giàu nhất nhà khi có 1.631 tỷ đồng. Với
số tiền này, khi năm 2024 kết thúc, ông Tú đứng ở vị trí 92 trong danh sách Những
người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Hai con Đỗ Minh Quân và Đỗ Quỳnh Anh
lần lượt đứng ở vị trí 101 và 106 với 1.469 tỷ đồng và 1.350 tỷ đồng.
Ngoài ra, đại gia đình họ Đỗ còn “mạnh” hơn rất nhiều nếu
tính cả khối tài sản của anh trai ông Đỗ Anh Tú là ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch
HĐQT TPBank.
Là người cao nhất tại TPBank nhưng ông Đỗ Minh Phú lại “trắng
tay” tại nhà băng này khi số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông cuối năm 2024 được
xác định là 0 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ nắm giữ 0%.
Tuy nhiên, hai con ông Phú là ông Đỗ Minh Đức và bà Đỗ Vũ Phương
Anh cùng sở hữu gần 29,4 triệu cổ phiếu, tương đương 1,11%. Như vậy, mỗi người
con của Chủ tịch TBank có lượng cổ phiếu TPB trị giá gần 490 tỷ đồng và không nằm
trong danh sách Những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, đơn vị được
xác định có liên quan đến ông Đỗ Anh Tú và ông Đỗ Minh Phú sở hữu 156,7 triệu
cổ phiếu TPB (tương đương 5,93% vốn).
Ông Đỗ Anh Tú sinh năm 1962, là con trai của doanh nhân nổi
tiếng Đỗ Thế Sử. Trước đây, tên tuổi ông Tú gắn liền với thương hiệu băng vệ
sinh Diana. Sau đó, thương vụ bán lại Diana của ông Tú gây chấn động dư luận.
Cụ thể, năm 2011, anh em ông Phú và ông Tú bán lại 95% cổ phần
Diana cho tập đoàn Nhật Bản Unicharm. Số tiền thu về ước tính 184 triệu USD. Con
số khổng lồ này này đã đánh dấu đây là một những thương vụ M&A nổi bật nhất
tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HoSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự trong Ban Điều hành. Kể từ ngày 26/6, ngân hàng sẽ miễn nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Hồng Quân và bà Trương Thị Hoàng Lan.
Sáng nay (24/4), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Đại hội sẽ trình bày kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch tăng trưởng năm 2025, chia cổ tức, tăng vốn điều lệ...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt CTCP Cao ốc Phương Đông và Ngân hàng TMCP Tiên Phong vì những vi phạm liên quan trái phiếu.
Trong 8 phiên gần nhất, cổ phiếu LDG có tới 6 phiên tăng kịch trần, trong đó có 5 phiên trắng bên bán liên tiếp. Cổ phiếu penny này giờ đây đang "hồi sinh" và nằm trong top các mã tăng mạnh nhất nhóm bất động sản.
Đúng như nhiều dự báo trước đó, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.400 điểm phiên 7/7, riêng rổ VN30 có tới 28 mã tăng điểm mạnh kèm thanh khoản dồi dào.
Theo số liệu từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính, tính chung 6 tháng đầu năm 2025, vốn FDI ước đạt 11,72 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 432,03 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7,63 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành của công ty, kế nhiệm ông Đinh Việt Phương, dẫn dắt hãng hàng không thế hệ mới trong kỷ nguyên tăng trưởng tiếp theo.
Ngày 5/7/2025, Hệ thống Y tế Vinmec chính thức khai trương Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Grand Park tại Tầng L2, TTTM Vincom Mega Mall, khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP HCM).