Thủ tướng: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN, nhưng không phải duy nhất
Chủ nhật, 06/04/2025 10:48 (GMT+7)
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất.
Cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế
Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, với việc Mỹ công bố chính sách thuế quan đối ứng, căng thẳng thương mại leo thang, có thể gây đứt gãy chuỗi thương mại, cung ứng toàn cầu; các nước đã có phản ứng khác nhau, thị trường chứng khoán các nước sụt giảm; tác động mạnh đến tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng nêu rõ, về việc này, ngay từ đầu năm, chúng ta đã chủ động thực hiện tất cả các biện pháp có thể làm. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành đã giao thiệp với phía Mỹ, trao đổi trên tất cả các kênh chính trị, ngoại giao.
Trong nước, chúng ta thực hiện nhiều giải pháp liên quan quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ, như tiếp tục nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu, mua hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp các nước tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Mỹ; giải quyết các yêu cầu chính đáng của phía Mỹ trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đồng thời, chúng ta chia sẻ với các đối tác khác, nhất là hợp tác thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; đặt quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ trong tổng thể quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và các hiệp ước quốc tế khác.
Thủ tướng nhấn mạnh, các giải pháp là rất tích cực, nhưng cũng giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh khi gặp khó khăn, các cú sốc từ bên ngoài, phát huy văn hóa và trí tuệ Việt Nam để có giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Cách tiếp cận, xử lý vấn đề mang tính tổng thể, toàn diện, vừa có trước mắt, vừa có lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả diện rộng và có trọng điểm, cả biện pháp thương mại và phi thương mại để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thủ tướng nêu rõ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
"Cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…", Thủ tướng nhấn mạnh.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý 1/2025 đạt 202,52 tỷ USD
Cũng trong sáng nay, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố tình hình kinh tế ba tháng đầu năm. Bà Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Thống kê cho biết, trong tháng Ba, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%[8]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Trong đó, về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2025 đạt
38,51 tỷ USD, tăng 23,8% so với tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm
trước.
Tính chung quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84
tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong
nước đạt 29,02 tỷ USD, tăng 15,0%, chiếm 28,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73,82 tỷ USD, tăng 9,0%, chiếm
71,8%.
Về cơ cấu nhóm hàng
xuất khẩu quý I/2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 90,92 tỷ USD,
chiếm 88,4%.
Quý 1, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ đạt 27,3 tỷ USD. (Ảnh: Pexels)
Quý
1/2025, Mỹ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,4 tỷ USD.
Về xuất siêu, trong quý 1, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ đạt 27,3 tỷ USD tăng 22,1% so với
cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 9,9 tỷ USD, tăng 15,7%; xuất siêu sang
Nhật Bản 0,6 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Ở chiều ngược lại,kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2025 đạt 36,88 tỷ USD, tăng
12,9% so với tháng trước và tăng 19,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý
I/2025, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 99,68 tỷ USD, tăng 17,0% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 36,78 tỷ USD, tăng 19,3%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 62,9 tỷ USD, tăng 15,8%.
Về cơ cấu nhóm hàng
nhập khẩu quý 1/2025, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt
93,51 tỷ USD, chiếm 93,8%.
Về thị trường xuất
khẩu hàng hóa quý 1/2025, Trung Quốc
là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,1 tỷ USD.
Cũng
trong quý 1, Việt Nam nhập siêu từ Trung
Quốc 24,9 tỷ USD, tăng 43,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 7,1 tỷ USD, tăng 14,4%;
nhập siêu từ ASEAN 3,8 tỷ USD, tăng 83,2%.
Cán cân thương mại
hàng hóa tháng Ba xuất siêu 1,63 tỷ USD. Tính chung quý I/2025, cán cân
thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,7 tỷ
USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,76 tỷ USD; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,92 tỷ USD.
Về xuất, nhập khẩu
dịch vụ, trong quý 1/2025, kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ ước đạt 7,58 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước; kim
ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 9,22 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ
vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 3,16 tỷ USD), tăng 18,0%. Nhập
siêu dịch vụ quý I/2025 là 1,64 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu hàng hóa quý 1/2024 đạt 178,1 tỷ USD,
tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 92,9 tỷ USD, tăng
16,8%; nhập khẩu đạt 85,2 tỷ USD, tăng 14,1%.
Nhiều ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, góp phần đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Trong quý I năm 2019, Việt Nam có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có các mặt hàng giày dép, điện tử, máy tính linh kiện, hàng dệt may...
Theo báo cáo mới được Cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với cách tiếp cận bình tĩnh, khoa học và minh bạch cùng sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, cơ hội giảm mức thuế và duy trì đà hợp tác kinh tế song phương là hoàn toàn khả thi.
Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai cùng có lợi; đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ giữ nguyên giá để chờ đàm phán; triển khai các giải pháp phù hợp, hiệu quả để "giữ thị trường".
Thông tin từ ngân hàng cho biết, ngay từ quý đầu tiên của năm 2025, Ngân hàng quốc dân (NCB) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 125 tỷ đồng.