Chứng khoán VN: Áp lực bán mạnh, cổ phiếu nhà Vin giữ được sắc xanh
Thứ sáu, 04/04/2025 10:34 (GMT+7)
Rổ VN30 - đại diện cho 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, đa số đều ghi nhận giảm điểm, trong đó BCM của Becamex, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và MSN của Masan giảm kịch sàn. Ngược lại, SSB của SeABank, VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes giữ được sắc xanh.
Thị trường chứng khoán sáng 4/4 tiếp tục chìm trong sắc đỏ
do áp lực bán chiếm ưu thế. Tại 10h sáng, VN-Index bay 53 điểm, tức giảm hơn
4,25% về 1.177 điểm.
Sàn HOSE ghi nhận
sắc đỏ chủ đạo, với 429 mã giảm (192 mã sàn), trong khi chỉ có 17 mã tăng và 13
mã đi ngang.
Diễn biến tại HNX
tương tự, khi chỉ số giảm 11 điểm về 209 điểm. UPCoM-Index cũng lao dốc hơn 2 điểm
về 89 điểm.
Trong đó, rổ VN30 đa số đều ghi nhận giảm điểm, trong đó BCM
của Becamex, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và MSN của Masan giảm kịch sàn. Ngược
lại, SSB của SeABank, VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes giữ được sắc xanh, tăng
nhẹ hơn 1%.
Bảng điện rổ VN30 nhảy liên tục trong mở phiên 4/4. (Ảnh chụp màn hình).
Tổng quan, giống phiên trước, xu hướng giảm đang quét qua tất
cả nhóm ngành, khi các mã đều chủ yếu giao dịch ở mức giảm sâu.
Về thanh khoản, sau 30 phút đầu phiên, HOSE có giá trị khớp
lệnh gần 10.000 tỷ đồng, tương ứng với hơn 477 triệu đơn vị. HNX và UPCoM ghi
nhận giá trị giao dịch lần lượt 630 tỷ đồng và 200 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp lệnh
cả HOSE, HNX và UPCoM đang đạt gần 10.700 tỷ đồng
Về khối ngoại, họ
tiếp tục mạnh tay bán ròng, chủ yếu trên HOSE với giá trị gần 1.200 tỷ đồng. Khối
này tập trung xả FPT (-278 tỷ đồng), MBB (-226 tỷ đồng), ACB (-133 tỷ đồng).
Ngoài ra các mã TPB, HPG, TCB, SSI, SAB, HCM, VPB, VCB bị bán vói quy mô từ 30 đến
100 tỷ đồng.
Ngược lại, khối
ngoại mua ròng nhiều nhất tại SHB (60 tỷ đồng), VIC (37 tỷ đồng) hay KDH (20 tỷ
đồng).
Nguồn: Vietstock.
Xu hướng lao dốc
của thị trường đến từ tâm lý bi quan của nhà đầu tư sau công bố áp thuế đối ứng
của Mỹ, trong đó Việt Nam có mức thuế 46%, thuộc nhóm cao nhất.
Phản ứng ban đầu của các chuyên gia về đàm phán thương mại đều
cho rằng cho rằng mức thuế đối ứng 46% sáng nay chỉ là điểm khởi đầu trong chiến
lược đàm phán của chính quyền Tổng thống Trump, và dự kiến sẽ có các cuộc đàm
phán giữa Việt Nam và Mỹ sẽ diễn ra trong những tuần tới về vấn đề này.
Tuy nhiên, ngay cả trong giới chuyên gia cũng chưa có sự đồng
thuận về mức thuế cuối cùng mà Việt Nam có thể phải đối mặt.
VinaCapital đánh
giá, với việc ông Trump đưa ra mức khởi điểm rất cao trong đàm phán, rất khó để
hình dung rằng con số cuối cùng có thể thấp hơn 25%.
VinaCapital hiện đang đánh giá tác động của mức thuế đối với
các kịch bản đã thiết lập cho các danh mục đầu tư khác nhau, và đang tìm kiếm
cơ hội mua vào khi giá cổ phiếu giảm trong ngắn hạn trong bối cảnh tác động tiềm
tàng lâu dài đối với cả nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu.
Theo VinaCapital, đợt bán tháo diễn ra trong hai phiên
gần đây tạo ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu
có nền tảng cơ bản tốt và ít bị tác động trực tiếp bởi chính sách thuế, với mức
định giá hấp dẫn hơn .
Những doanh nghiệp có thể hưởng lợi rõ rệt nhất là các doanh
nghiệp sẽ được hỗ trợ từ các nỗ lực của Chính phủ nhằm bù đắp tác động của thuế
quan đối với tăng trưởng GDP.
Trong tháng 2, Chính phủ đã công bố tăng kế hoạch tăng chi
cho đầu tư công, vốn đã rất tham vọng trong năm nay – và thông tin về chính
sách thuế quan của Mỹ sẽ càng củng cố quyết tâm thúc đẩy các biện pháp kích cầu
nội địa này.
Nhìn chung, VinaCapital đánh giá thông báo thuế quan ngày
3/4/2025 tiêu cực hơn nhiều so với kỳ vọng và sẽ xây dựng danh mục đầu tư tối
ưu theo hướng điều chỉnh rủi ro. Nhiều doanh nghiệp có nền tảng vững chắc có khả
năng bị bán tháo quá mức do thông tin về thuế, do đó VinaCapital sẽ tiếp tục
triển khai chiến lược đầu tư một cách kỷ luật và tận dụng cơ hội ngay cả khi bối
cảnh hiện tại không thuận lợi đối với Việt Nam.
Trước đó, trong phiên "đẫm máu" hôm qua 3/4, vẫn có những mã cổ phiếu “phát
sáng” bất chấp thị trường. Đó là những mã cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng
sản TKV khi tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp khi mã này đang gây sự chú ý giữa bối cảnh giá vàng leo thang, trong khi
đây là doanh nghiệp khai thác khoáng sản, xuất bán gần 1 tấn vàng mỗi năm.
KSV lội ngược dòng thị trường khi tăng kịch trần phiên 3/4. (Nguồn: TradingView).
BKA của
CTCP Khoáng sản Bắc Kạn đã duy trì tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp như KSV, bất
chấp thị trường lao dốc. Hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh
doanh khoáng sản, giá cổ phiếu của công ty hiện ở mức cao, 70.900 đồng/cp.
AGX của
CTCP Thực phẩm nông sản xuất khẩu Sài Gòn cũng đang ở chu kỳ tăng ấn tượng. Kết
phiên 3/4, AGX giao dịch ở mức 149.700 đồng/cp. Đây là phiên tăng trần thứ
3 trong tổng số 4 phiên gần đây nhất.
SMA của
CTCP thiết bị phụ tùng Sài Gòn tăng 6,53% lên 10.600 đồng/cp với 8.400 cổ
phiếu khớp lệnh mỗi phiên. SMA là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp
máy móc thiết bị, phụ tùng vật tư các loại thương hiệu Machino. Phiên hôm qua, SMA cũng có nhiều biến động, từng giảm mạnh trước khi tăng trở lại vào phiên
chiều.
DTL của
Đại Thiên Lộc kết phiên 3/4 tăng 3,33% với 11.700 cổ phiếu trao tay – đây cũng là mức
thanh khoản cao của cổ phiếu này trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, bất chấp
biến động của thị trường, nguyên phiên hôm qua DTL vẫn tăng điểm, có lúc chạm
trần.
NVT của
Ninh Vân Bay tăng 1,04% lên mức 7.760 đồng/cổ phiếu với 3.700 cổ phiếu khớp lệnh. Ninh Vân Bay là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động
sản, du lịch.
Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước thông tin thuế đối ứng của Mỹ khiến hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 3/4. Tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam "bay" 743 triệu USD chỉ sau một đêm.
Với hơn 17 triệu người dùng và giá trị thị trường vượt 100 tỷ USD, tiền mã hóa đang âm thầm trở thành một “dòng chảy ngầm” trong nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang từng bước tiếp cận cuộc chơi toàn cầu này bằng kế hoạch thí điểm thị trường tài sản mã hóa. Theo chuyên gia, không chỉ nhằm kiểm soát rủi ro, hướng đi mới còn mở ra cơ hội thu thuế hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc – nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, mà còn làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một mắt xích quan trọng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính đã có những thông tin chính thức về vấn đề này.
Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước thông tin thuế đối ứng của Mỹ khiến hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 3/4. Tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam "bay" 743 triệu USD chỉ sau một đêm.
Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, và các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.