Chứng khoán chìm trong 'biển lửa', 4 tỷ phú Việt 'mất' 743 triệu USD
Thứ năm, 03/04/2025 16:12 (GMT+7)
Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước thông tin thuế đối ứng của Mỹ khiến hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 3/4. Tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam "bay" 743 triệu USD chỉ sau một đêm.
Cập nhật tại thời điểm 15h30 ngày 3/4 theo giờ Việt Nam của tạp chí Forbes cho thấy Chủ tịch HĐQT Masan Group Nguyễn
Đăng Quang không còn được ghi nhận là tỷ phú USD. Hôm qua, trong danh sách tỷ
phú USD năm 2025 do tạp chí này công bố cũng không còn sự xuất hiện của Chủ tịch
Thaco Group Trần Bá Dương.
Như vậy, 4 tỷ phú của Việt Nam hiện tại còn Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Viejet Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hoà
Phát Trần Đình Long và Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.
Thực tế trong sáng sớm 3/4, sau khi Mỹ công bố lệnh thuế quan đối ứng đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam mở phiên với hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, điều này cũng
đã làm thay đổi khối tài sản của các tỷ phú Việt.
Chẳng hạn, cổ phiếu MSN của Masan Group đã giảm kịch sàn về
mức 61.400 đồng/cp, với khối lượng đột biến hơn 10,6 triệu cổ phiếu. Tổng giá
trị giao dịch hơn 656 tỷ đồng. Điều này cũng đã khiến khối tài sản của ông Nguyễn
Đăng Quang giảm mạnh, rời khỏi danh sách tỷ phú của Forbes.
Ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu được Forbes công nhận là tỷ
phú USD vào năm 2018, với khối tài sản ước tính khoảng 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên,
do phụ thuộc lớn vào biến động giá cổ phiếu MSN, tài sản của ông thường xuyên
thay đổi và đã nhiều lần vào,ra danh sách tỷ phú USD.
Danh sách tỷ phú USD của Việt Nam tại ngày 3/4. (Nguồn: Forbes).
Ba mã cổ phiếu họ nhà Vin là VIC của Vin Group, VHM của Vinhomes
và VRE của Vincom Retail cũng giảm sát sàn hơn 6,95% trong phiên 3/4, điều này đã đẩy tài sản ông Phạm Nhật Vượng giảm mạnh nhất trong nhóm 4 tỷ phú, giảm 228
triệu USD xuống còn 7,4 tỷ USD. Ông chủ Vingroup hiện cũng là người giàu nhất
Việt Nam và xếp thứ 435 những người giàu nhất trên thế giới.
Từ đầu năm 2025 đến nay, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
đã tăng chóng mặt từ mức 4,1 tỷ USD (xếp thứ 712) hồi đầu năm lên 7,4 tỷ USD như
hiện tại sau hơn 3 tháng. Trước đó, ba mã cổ phiếu nhà Vin đã có những phiên tăng
mạnh nhờ vào sự hưng phấn của thị trường chứng khoán trước thông tin tích cực tại
dự án siêu đô thị lấn biển tại Cần Giờ (TP HCM) của Vingroup.
Trở lại với danh sách 4 tỷ phú của Fobes, tài sản của Chủ tịch
Techcombank Hồ Hùng Anh giảm mạnh thứ hai sau ông Vượng với 156 triệu USD còn
1,8 tỷ USD.
Kế đến là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam bà Phương Thảo có tài sản
giảm 155 triệu USD xuống 2,5 tỷ USD.
“Vua thép” Trần Đình Long cũng ghi nhận mức
giảm 144 triệu USD tài sản còn 2,2 tỷ USD.
Như vậy, tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam tại ngày 3/4 đã giảm hơn 743 triệu USD sau một đêm.
Forbes ước tính tổng tài sản của một người thông qua cổ phần
trong các công ty niêm yết và không niêm yết, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật,
du thuyền, tiền mặt và các tài sản khác, sau đó trừ đi các khoản nợ.
Trên thị trường chứng khoán, tình trạng cổ phiếu giảm sàn hàng loạt trước thông tin Mỹ công
bố thuế quan đối ứng với Việt Nam lan rộng sang nhiều nhóm cổ phiếu như ngân
hàng, chứng khoán, bất động sản, sau khi khởi nguồn từ ngành thủy sản, dệt may,
khu công nghiệp đầu phiên.
Toàn bộ cổ phiếu rổ VN30 giảm mạnh trong phiên 3/4, trong đó có 28 mã giảm hết biên độ. (Nguồn: VNDirect).
Đóng cửa, VN-Index giảm 87,99 điểm (6,68%) xuống 1.229,84 điểm. Trong đó, toàn bộ cổ phiếu rổ VN30 giảm giá, trong đó có
28 mã giảm hết biên độ.
Toàn sàn HOSE hôm nay có 517 cổ phiếu giảm giá, áp đảo so với
13 mã giao dịch trên ngưỡng tham chiếu. 263 cổ phiếu giảm sàn thể hiện tâm lý
hoảng loạn của nhà đầu tư.
Xét về thanh khoản, tổng giá trị giao dịch hôm nay đạt trên
44.000 tỷ đồng, riêng sàn HOSE đạt 39.630 tỷ đồng.
Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, và các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Theo các chuyên gia, việc Mỹ áp thuế tới 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ gây ra tác động đáng kể tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần bình tĩnh phân tích tình hình, từ đó có chiến lược ứng phó hiệu quả.
Ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump công bố một loạt thuế quan mới, được gọi là thuế "đối ứng" (reciprocal tariff), áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Vậy thuế đối ứng là gì, có từ khi nào?
Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, và các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Theo các chuyên gia, việc Mỹ áp thuế tới 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ gây ra tác động đáng kể tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần bình tĩnh phân tích tình hình, từ đó có chiến lược ứng phó hiệu quả.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo chuyên gia, việc tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam phải chịu thêm thuế là “hoàn toàn vô lý” bởi “thuế được trả bởi các công ty, và các công ty này thường chuyển phần chi phí tăng thêm sang người tiêu dùng”.
Mở phiên sáng nay (3/4), nhà đầu tư đã ngay lập tức bán tháo khiến nhiều cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 67 điểm, xuống 1.247 điểm, tương ứng "bay" 5,28%. Những mã giảm sàn, tập trung ở nhóm ngành dệt may, bất động sản...