Chứng khoán SHS chia cổ tức 20%, dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1
Thứ năm, 10/04/2025 16:15 (GMT+7)
Năm 2025, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 1.601 tỷ đồng. Đây cũng là mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong vòng 4 năm kể từ khi con trai bầu Hiển tiếp quả SHS.
Dừng phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1
Chiều 10/4, Đại
hội đồng cổ đông thường niên 2025 củaCTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà
Nội (SHS)diễn ra tại Hà Nội.
Đáng chú ý, tại đại hội lần này, SHS dự kiến trình cổ đông 3
phương án phát hành cổ phiếu đã được UBCKNN chấp thuận, bao gồm: Phát hành
cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5%; Phát hành cổ phiếu để tăng vốn
cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 5%; Chào bán cổ phiếu ra công
chúng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện 1:1.
Tuy nhiên, SHS trình cổ đông phương án dừng chào bán cổ
phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Lý do được đưa ra là nhằm bảo vệ lợi
ích cổ đông trong bối cảnh thị trường không thuận lợi. Song song đó, công ty
cũng bổ sung tờ trình về kế hoạch chi hơn 813 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt
với tỷ lệ 10%.
Nếu
nội dung trên được thông qua tại Đại hội, dự kiến cổ đông của SHS trong năm
2025 sẽ được nhận tổng 20% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu, bao gồm: 10% cổ tức bằng
tiền mặt, 5% cổ phiếu để trả cổ tức 2023, và 5% cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ
vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ của SHS cũng sẽ tăng lên hơn 8.800 tỷ, thay vì tăng
lên hơn 17.000 tỷ như kế hoạch ban đầu.
Chứng khoán SHS trình cổ đông dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu tỷ lệ 1:1. (Ảnh: SHS)
Cũng tại đại hội, công ty trình ĐHĐCĐ phương án tăng vốn điều
lệ từ việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP
2025). Số lượng cổ phiếu phát hành là 5 triệu đơn vị, giá bán 10.000 đồng/cp, dự
kiến hoàn thành trong năm 2025 hoặc cho đến khi SHS hoàn thành các thủ tục theo
quy định pháp luật.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2025,SHS dự kiến sẽ trình cổ thông qua với
mục tiêu tổng doanh thu và lãi trước thuế lần lượt gần 2.519 tỷ đồng và gần 1.600 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch,
SHS sẽ mang về doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong vòng 4 năm.
SHS cũng
đề xuất miễn nhiệm ông Lưu Danh Đức khỏi vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ
2022–2027 kể từ ngày 10/4/2025. Đồng thời, SHS sẽ trình cổ đông phương án bầu bổ
sung một thành viên mới nhằm đảm bảo cơ cấu HĐQT tiếp tục duy trì đủ 5 người
theo quy định.
Chứng khoán SHS lỗ lãi thế nào từ khi con trai bầu Hiển tiếp quản?
Ông Đỗ Quang Vinh được bổ nhiệm làm Chủ Tịch HĐQT SHS thay thế cho ông Đỗ Quang Hiển kể từ ngày 27/2/2022. Kể từ khi
ông Vinh tiếp quản, kết quả doanh thu và lợi nhuận của SHS ghi nhận tăng trưởng liên tục qua các năm.
Kết thúc năm
2024, tổng doanh thu của SHS đạt 1.997,6 tỷ đồng, tổng chi phí 758,3 tỷ đồng. Lợi
nhuận trước thuế đạt 1.239,3 tỷ đồng, tương ứng 119,7% kế hoạch, trong khi lợi
nhuận sau thuế đạt 1.015,6 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 181,6% so với năm trước.
Trong cơ cấu
doanh thu, hoạt động môi giới (gồm cả lưu ký) đạt 251,4 tỷ đồng, chiếm 12,6% lãi
từ cho vay và phải thu đạt 497,7 tỷ đồng, chiếm 25% tổng doanh thu. Hoạt động đầu
tư ghi nhận 1.194,7 tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh thu. Hoạt động tư vấn tài chính
và bảo lãnh phát hành là 34,2 tỷ đồng, chiếm 1,7% doanh thu, tư vấn đầu tư và
khác là 13,1 tỷ đồng, chiếm 0,7%.
Lợi nhuận sau thuế của SHS từ 2021 đến 2024.
Tại thời điểm 31/12/2024, SHS ghi nhận tổng tài sản đạt
14.028 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn tập trung ở danh mục đầu tư tự doanh (FVTPL)
với 8.144 tỷ đồng và cho vay ký quỹ 4.187 tỷ đồng. Ở phía nguồn vốn, SHS có tổng nợ phải trả ở mức 2.817 tỷ đồng,
trong khi vốn chủ sở hữu đạt 11.211 tỷ đồng, bao gồm 2.377 tỷ đồng lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối.
Năm
2023, luỹ kế cả năm, tổng doanh thu của SHS là 1.460 tỷ đồng. Nhờ hoạt động tự doanh hiệu
quả kéo giảm phần lỗ các tài sản tài chính (FVTPL) xuống chỉ còn một nửa so với
cùng kỳ. Kết quả, công ty đạt lợi nhuận sau thuế 559 tỷ đồng.
Theo báo báo tài chính đã kiểm toán, kết thúc năm 2022, SHS
ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 1.542,5 tỷ đồng. Kết quả, SHS ghi nhận lợi nhuận trước
thuế năm 2022 đạt 197,3 tỷ đồng và lãi sau thuế là 162,2 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 10/4, cổ phiếu SHS đóng cửa ở mức 12.800 đồng/cp, tăng trần 9,4% so với phiên trước đó.
Từ ngày 3/4 đến 9/4, thị trường chứng khoán Việt đã bị thổi bay hơn 46 tỷ USD vốn hóa, trong đó nhóm ngân hàng bị thiệt hại nặng nhất, riêng Vietcombank mất hơn 100.000 tỷ đồng.
Rổ VN30 - đại diện cho 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, đa số đều ghi nhận giảm điểm, trong đó BCM của Becamex, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và MSN của Masan giảm kịch sàn. Ngược lại, SSB của SeABank, VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes giữ được sắc xanh.
Sáng nay (17/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội. Sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2024 và quý I/2025 và hé lộ mục tiêu năm nay.
Cứ đến mỗi mùa kiểm toán, sự chênh lệch số liệu đột biến không phải là điều xa lạ. Trong mùa kiểm toán 2024, nhóm các doanh nghiệp bất động sản là nhóm bị thay đổi lợi nhuận nhiều nhất, có đơn vị lỗ chồng thêm lỗ.
Dù đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhưng cổ phiếu FPT thời gian qua chịu áp lực bán mạnh. Chỉ trong quý I/2025, FPT bị bán ròng gần 6.900 tỷ đồng và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Riêng phiên 16/4, cổ phiếu công nghệ này nằm sàn.
Giữa làn sóng phẫn nộ của dư luận liên quan vụ việc gần 600 loại sữa giả vị phanh phui, Công ty Alama Việt Nam - đơn vị sản xuất và phân phối sữa HIUP đã lên tiếng về sự việc trên trang fanpage.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt CTCP Cao ốc Phương Đông và Ngân hàng TMCP Tiên Phong vì những vi phạm liên quan trái phiếu.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Báo Điện tử Chính phủ nhân dịp Việt Nam đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2025, ông Scott Morris, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhấn mạnh: Việt Nam đang có cơ hội bứt phá để trở thành hình mẫu tăng trưởng xanh nếu xây dựng được một môi trường chính sách đủ mạnh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo đảm công bằng trong quá trình chuyển đổi.