Chính phủ cho ý kiến về đề xuất đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam của VinSpeed
Thứ năm, 15/05/2025 16:58 (GMT+7)
Ngày 15/5, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc Vinspeed.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận, Bộ Chính trị đã ban
hành nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó chủ trương
mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia;
khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia cùng Nhà nước vào các lĩnh vực
chiến lược, các dự án quan trọng quốc gia (như đường sắt tốc độ cao, đường sắt
đô thị, công nghiệp mũi nhọn...).
Tại
cuộc họp, các bộ, cơ quan có ý kiến ban đầu là cơ bản ủng hộ, hoan nghênh đối với
đề xuất của Vinspeed trong việc đầu tư Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý việc đề xuất chuyển
hình thức đầu tư và đề xuất áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt
để triển khai dự án cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của
Quốc hội.
(Ảnh minh họa)
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, bao gồm Bộ
Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Công
Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, theo chức năng nhiệm vụ, rà soát, góp ý và
đánh giá tác động đối với các cơ chế, chính sách do VinSpeed đề xuất.
Trong đó, Bộ Tài chính được giao đánh
giá kỹ lưỡng tính khả thi của việc chuyển hình thức đầu tư từ đầu tư công sang
đầu tư trực tiếp; đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn của Nhà nước để cho doanh
nghiệp vay theo đề xuất của nhà đầu tư; và đánh giá các cơ chế, chính sách đặc
thù, đặc biệt riêng cho dự án như việc Nhà nước cho doanh nghiệp tư nhân vay
không tính lãi suất với thời hạn vay 35 năm; thời gian hoạt động của dự án là
99 năm; mức giá vé tối thiểu theo từng hạng và các ưu đãi đầu tư khác theo quy
định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm rà soát, đánh
giá và góp ý hoàn thiện đối với chính sách tổng dư nợ vay của dự án không tính
vào tổng dư nợ các khoản vay của Tập đoàn Vingroup theo quy định của Luật Các tổ
chức tín dụng, như ý kiến của Bộ Tài chính.
Các Bộ Nông
nghiệp và Môi trường, Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Khoa học và
Công nghệ theo chức năng nhiệm vụ rà soát, góp ý và đánh giá tác động đối với
các cơ chế chính sách do VinSpeed đề xuất.
Phó Thủ tướng giao VinSpeed chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ phương án đầu tư, lập bản so
sánh giữa 2 phương án đầu tư giữa nhà nước và tư nhân, trong đó làm rõ tính khả
thi, tiến độ hoàn thành, hiệu quả đầu tư… từ đó chứng minh những ưu điểm khi tư
nhân đầu tư như nhanh hơn, rẻ hơn, hiệu quả hơn.
VinSpeed cũng có trách nhiệm làm việc với các bộ, cơ quan:
Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Tư pháp, Công Thương, Khoa học
và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để làm rõ, hoàn thiện các cơ chế
chính sách đặc thù, đặc biệt trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về tiến độ thực hiện, Phó Thủ tướng giao các bộ, cơ quan khẩn
trương có ý kiến, đề xuất các nội dung theo chức năng nhiệm vụ, gửi văn bản đến
Bộ Xây dựng trước ngày 19/5/2025.
Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Xây dựng,
trình Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ trước ngày 22/5/2025; báo cáo cấp có thẩm
quyền và Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (khi được cấp có thẩm quyền
cho phép).
Trước đó, VinSpeed đã có văn bản chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 1.560 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng. Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án (tương đương hơn 312 nghìn tỷ đồng), 80% số còn lại VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không tính lãi suất trong vòng 35 năm kể từ ngày giải ngân.
VinSpeed mong muốn sẽ nỗ lực tối đa để có thể khởi công dự án trước tháng 12/2025, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa toàn tuyến vào khai thác vận hành trước tháng 12/2030.
Ngay những phút mở cửa đầu tiên, cổ phiếu VPL của Vinpearl đã vọt tăng trần khi tăng tới 19,92% lên 85.500 đồng/cp. Nhờ vậy, Vinpearl đã lọt top vốn hóa thị trường với giá trị hơn 5 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed vừa có văn bản chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Cổ phiếu của Vingroup từng trải qua nhiều thăng trầm, có lúc đứng đầu bảng xếp hạng bảng vốn hoá, có lúc rời khỏi top 10 khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối. Với đà tăng dựng đứng kể từ đầu năm 2025, VIC đã trở lại vị trí á quân những công ty giá trị nhất sàn chứng khoán Việt.
Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân là một nghị quyết ngắn gọn, với những đột phá mới trong phát triển kinh tế tư nhân. Cơ quan soạn thảo đã làm việc tích cực để kịp tiến độ thông qua Nghị quyết vào cuối tuần này.
Việc Mỹ điều chỉnh thuế nhập khẩu sẽ định hình lại ngành dệt may và da giày Việt Nam, đây cũng được xem là hồi chuông cảnh báo doanh nghiệp cần đánh giá lại chiến lược hoạt động của mình.
Kết phiên giao dịch hôm nay (ngày 14/5), cổ phiếu VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank tăng hết biên độ, khối ngoại mua ròng gần 18 triệu đơn vị.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed vừa có văn bản chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Trước đó, nhiều công ty chứng khoán đã kỳ vọng về ngày VN-Index quay trở lại mốc 1.300 điểm, nhờ vào nỗ lực luân phiên với của nhóm ngành ngân hàng và bluechip đầu ngành. Dòng tiền hiện đang tập trung nhóm có vốn hóa lớn và một số ít cổ phiếu midcap có câu chuyện riêng.
Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.