Bộ Y tế đề nghị gỡ bỏ quảng cáo thực phẩm chức năng chứa chất cấm trên mạng
Thứ bảy, 03/05/2025 14:01 (GMT+7)
Ngày 3/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo hai sản phẩm Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm sibutramine, yêu cầu gỡ quảng cáo, thu hồi trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Cụ thể,
Cục An toàn thực phẩm cho biết đã phát hiện hai sản phẩm vi phạm gồm Dáng xuân
Phục linh Gold và Best Slim Collagen đang bị kinh doanh, quảng cáo sai phạm
trên môi trường mạng. Theo kết quả giám sát của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ
sinh thực phẩm quốc gia, cả hai sản phẩm này đều chứa chất cấm sibutramine, một
hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm
trọng về tim mạch.
Trước
đó, ngày 29/4/2025, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số
944/ATTP-PCTTR gửi 63 tỉnh, thành phố, yêu cầu giám sát, thu hồi hai sản phẩm nêu trên. Đồng thời, thông tin cảnh báo cũng đã được đăng tải công khai trên
website của Cục.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm sibutramine.
Điều
đáng lưu ý, sản phẩm Dáng xuân Phục linh
Gold chưa từng được cấp phép công bố sản phẩm, và số giấy tiếp nhận đăng ký ghi
trên bao bì hoàn toàn không chính xác. Trong khi đó, sản phẩm Best Slim
Collagen do Công ty TNHH Thiết bị y tế Hoa Anh Đào công bố với giấy phép số
4844/2019/ĐKSP cấp ngày 7/5/2019. Tuy nhiên, theo báo cáo từ doanh nghiệp này,
họ không nhập khẩu lô hàng có mã số #29L367-01/2027 đang bị quảng cáo và kinh
doanh tràn lan trên mạng.
Nhằm
ngăn chặn tình trạng vi phạm tiếp diễn, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành tiếp
Công văn số 947/ATTP-PCTTR ngày 2/5/2025, đề nghị các cơ quan quản lý chuyên
ngành thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ:
Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương): Gỡ bỏ toàn bộ nội dung quảng
cáo hai sản phẩm vi phạm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và ứng dụng
mua sắm trực tuyến; đồng thời tăng cường giám sát, không để sản phẩm giả mạo, sản
phẩm đã thu hồi tiếp tục xuất hiện trên các nền tảng này.
Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):
Yêu cầu các website, Facebook, YouTube gỡ bỏ, chặn quảng cáo các sản phẩm vi phạm.
Cục Quản
lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương): Tăng cường kiểm tra
thị trường, kiểm soát việc lưu hành các sản phẩm vi phạm, xử lý nghiêm hành vi
buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy
định pháp luật.
Cục An
toàn thực phẩm nhấn mạnh: Các đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ cần tổng hợp và báo
cáo kết quả xử lý về Cục để phục vụ công tác thống kê, theo dõi và cảnh báo an
toàn thực phẩm trên toàn quốc.
Việc
phát hiện và xử lý nghiêm những sản phẩm vi phạm lần này được xem là hành động
cần thiết để thiết lập lại trật tự trên thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe vốn
đang bị “nhiễu loạn” bởi quảng cáo sai sự thật và sản phẩm kém chất lượng, tiềm
ẩn nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thu hồi nhiều sản phẩm thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn thành phố, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định thu hồi toàn quốc lô thuốc viên nén Tegrucil-1 (Acenocoumarol 1mg) do vi phạm mức độ 3 trong tiêu chuẩn chất lượng (chỉ tiêu đồng đều hàm lượng).
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream (Melasma) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thu hồi nhiều sản phẩm thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn thành phố, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến sản phẩm giả mạo, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát sản phẩm và hoạt động quảng cáo.
Lợi dụng biến động giá vàng và dịp lễ lớn, nhiều đối tượng đã lập tài khoản mạng xã hội giả mạo doanh nghiệp uy tín để rao bán bạc thỏi khắc hình kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, nhằm chiếm đoạt tiền của người dân.
Chỉ với vài chục ngàn đồng, người tiêu dùng có thể dễ dàng sở hữu một chiếc bếp gas mini cùng bình gas cũ đã qua sử dụng, được bán tràn lan tại các tiệm tạp hóa, khu nhà trọ hay trên các sàn thương mại điện tử. Nhưng sự tiện lợi này lại ẩn chứa nguy cơ khôn lường những quả “bom nổ chậm” ngay trên bàn ăn.
Chỉ từ vài chục nghìn đồng, hàng loạt mẫu máy hút bụi mini được bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) với hàng nghìn lượt mua. Nhưng đằng sau giá rẻ là những trải nghiệm “đắng lòng” từ người tiêu dùng.