Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Không có lý do để yêu cầu chủ tịch Fed từ chức ngay
Thứ tư, 23/07/2025 09:20 (GMT+7)
Dù áp lực từ Tổng thống Trump ngày càng gia tăng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent đã lên tiếng cho rằng chưa có lý do để yêu cầu chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức ngay lập tức.
Cuộc đối đầu giữa chính quyền Tổng thống Trump và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lại một lần nữa nóng lên, chiếc ghế của chủ tịch Fed Jerome Powell trở thành tâm điểm của những đòn tấn công và những lời bình luận đầy ẩn ý từ các quan chức cấp cao nhất.
Không có lý do để chủ tịch Fed từ chức ngay lập tức
Trong một cuộc phỏng vấn quan trọng, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã đưa ra một lập trường được xem là nhằm hạ nhiệt những đồn đoán. "Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông ấy (Powell) nên từ chức ngay bây giờ", ông Bessent nói.
Ông khẳng định rằng, theo nguyên tắc, chủ tịch Fed Jerome Powell nên được phép hoàn thành nốt nhiệm kỳ của mình, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào tháng 5/2026. Tuy nhiên, ông cũng không quên để ngỏ một cánh cửa: "Nếu ông ấy chọn rời đi sớm hơn, tôi cũng sẽ ủng hộ". Phát biểu này cho thấy, dù Nhà Trắng không có kế hoạch sa thải ông Powell một cách trực tiếp nhưng họ cũng sẽ không níu kéo nếu ông quyết định từ chức dưới áp lực.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và Tổng thổng Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: CGTN
Lời kêu gọi rà soát toàn diện và những cáo buộc mơ hồ
Sự phức tạp trong thái độ của ông Scott Bessent càng được thể hiện rõ qua những động thái trước đó. Chỉ một ngày trước cuộc phỏng vấn, chính ông đã đăng đàn trên mạng xã hội X, đưa ra một lời kêu gọi tiến hành "một cuộc rà soát nội bộ toàn diện đối với các hoạt động phi chính sách tiền tệ của Fed".
Ông cáo buộc rằng Fed đang dần "mở rộng quyền hạn ra ngoài sứ mệnh cốt lõi" và "quyền tự chủ quản trị này đang bị đe dọa". Dù không chỉ rõ những hoạt động đi chệch khỏi sứ mệnh này là gì, nhưng lời kêu gọi này rõ ràng là một đòn tấn công vào cơ cấu và hoạt động của Fed dưới thời ông Powell.
Trong khi Bộ trưởng Tài chính có những phát biểu mang tính làm dịu thì Tổng thống Donald Trump lại tiếp tục thể hiện sự bất mãn một cách trực diện. Ông liên tục chỉ trích Fed đã quá chậm chạp trong việc cắt giảm lãi suất, thậm chí còn công kích cả dự án cải tạo trụ sở trị giá 2,5 tỷ USD của cơ quan này.
Trong phát biểu mới nhất, Tổng thống Trump thẳng thắn: "Tôi nghĩ ông ấy làm việc rất tệ, nhưng dù sao đi nữa, ông ấy cũng sẽ sớm từ chức thôi", đồng thời thừa nhận rằng ông vẫn chưa có ý định sa thải ông Powell trước thời hạn.
Sự kết hợp giữa những lời chỉ trích gay gắt của Tổng thống và phát biểu của Bộ trưởng Tài chính cho thấy một chiến lược gây áp lực có tính toán. Dường như Nhà Trắng không muốn bị mang tiếng là can thiệp thô bạo vào sự độc lập của ngân hàng trung ương, một hành động có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ thị trường tài chính. Thay vào đó, họ đang tạo ra một môi trường áp lực tối đa, liên tục tấn công vào các quyết sách và hoạt động của chủ tịch Fed, khiến ông cân nhắc khả năng từ chức trước thời hạn.
Đối mặt với những cáo buộc gay gắt từ Nhà Trắng, chủ tịch Fed Jerome Powell đã lên tiếng bảo vệ dự án tu sửa trụ sở trị giá 2,5 tỷ USD, khẳng định không có sự lãng phí hay sai phạm nào.
Căng thẳng giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Fed Powell lại bùng nổ. Ông Trump không chỉ kêu gọi ông Powell từ chức mà còn ám chỉ Bộ trưởng Tài chính Bessent sẽ là người kế nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã có những phát biểu đáng chú ý về kế hoạch kế nhiệm Chủ tịch Fed. Ông Bessent tiết lộ rằng các ứng cử viên từ nội bộ Fed đang được cân nhắc cho vị trí lãnh đạo quan trọng này.
Một thỏa thuận thương mại quan trọng vừa được ký kết giữa Mỹ và Nhật Bản. Theo đó, Washington sẽ giảm một nửa thuế quan đối với ô tô Nhật Bản, đổi lại Tokyo sẽ có những nhượng bộ lớn về đầu tư và mở cửa thị trường.
Trung Quốc vừa khởi công xây dựng siêu đập thủy điện lớn nhất thế giới trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng. Dự án đầy tham vọng này đang làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về an toàn, môi trường và đặc biệt là căng thẳng với Ấn Độ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent tiết lộ, vòng đàm phán mới với Trung Quốc sẽ tập trung vào việc Bắc Kinh mua dầu từ Nga và Iran, cho thấy một sự thay đổi chiến lược lớn của Washington.
Trên sàn chứng khoán Mỹ, hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã đồng loạt lập kỷ lục mới. Giờ đây, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào báo cáo tài chính của nhóm "Bộ 7 Vĩ Đại".
Indonesia được nêu gương như một trường hợp đàm phán thành công vào phút chót. Trước hạn chót 1/8, chính quyền Trump vừa cảnh báo sẽ áp dụng các mức thuế quan rất cao, vừa để ngỏ cánh cửa đàm phán.
Dù dẫn dắt NVIDIA đạt giá trị 4 nghìn tỷ USD, CEO Jensen Huang vẫn luôn mang cảm giác công ty sắp sụp đổ, một nỗi lo thường trực đã trở thành động lực cho 33 năm sự nghiệp.