Bộ GD&ĐT yêu cầu 'siết chặt' đầu vào đại học với môn học nền tảng
Thứ năm, 22/05/2025 10:52 (GMT+7)
Bộ GD&ĐT siết chặt ngưỡng đầu vào với môn học nền tảng, yêu cầu thí sinh trúng tuyển phải có kiến thức cơ bản phù hợp ngành học, kèm theo loạt quy định cụ thể và một số ngoại lệ nhất định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành văn bản hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 với một điểm mới đáng chú ý: "Siết chặt" ngưỡng đầu vào đối với các môn học nền tảng.
Theo đó, các trường bắt buộc phải có quy định đảm bảo thí sinh trúng tuyển có kiến thức cơ bản về các môn học chủ chốt liên quan đến ngành đào tạo. Khi xây dựng phương thức xét tuyển, các tổ hợp môn hoặc bài thi đánh giá độc lập cần được thiết kế khoa học, thực tiễn, nhằm chọn được thí sinh có nền tảng kiến thức và năng lực phù hợp với chương trình học.
Trong đó, Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ một số yêu cầu cụ thể.
Nếu chương trình đào tạo yêu cầu kiến thức nền tảng ở một môn học nhất định, thì cơ sở đào tạo bắt buộc phải quy định ngưỡng đầu vào cho môn học đó, nhằm đảm bảo thí sinh đã được học và có kiến thức cần thiết từ bậc THPT.
Ví dụ, với ngành y khoa, nơi cần kiến thức nền tảng từ môn Sinh học, các trường phải đưa ra điều kiện cụ thể về điểm môn Sinh trong học bạ hoặc kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Với ngành y khoa, các trường cần đưa ra điều kiện cụ thể cho môn Sinh. Ảnh minh họa: Trường Cao đằng Kỹ thuật Y dược Hà Nội.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo phải quy định rõ tỷ lệ điểm tối thiểu cho phần nội dung cốt lõi mà thí sinh cần đạt trong tổng điểm bài thi, tức phần kiến thức liên quan trực tiếp đến ngành học. Ví dụ, khi tuyển sinh ngành Toán học, phần điểm của nội dung toán trong bài thi cần được xác định tỷ lệ rõ ràng.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng nêu một số ngoại lệ. Các yêu cầu này có thể không áp dụng cho những ngành ngôn ngữ mà người học bắt đầu từ trình độ cơ bản, như học tiếng Pháp từ đầu. Tương tự, các ngành như Sư phạm Công nghệ hay Sư phạm Tin học có thể có điều chỉnh phù hợp với đặc thù đào tạo.
Cuối cùng, Bộ lưu ý các trường không được đưa ra các yêu cầu gây phiền hà cho thí sinh, đặc biệt là những thủ tục đã bị bãi bỏ theo quy định của Chính phủ, như việc nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu hay giấy xác nhận cư trú.
Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 9/4, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã thông tin nhiều điểm mới đáng chú ý trong công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2025.
Sở GDĐT TPHCM lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên (cấp THPT) trên địa bàn TPHCM từ năm học 2025-2026. Nếu được thông qua, TPHCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.
Ngày 22/5, ông Lê Sỹ Thành, Chủ tịch UBND thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết đã có báo cáo gửi UBND huyện và Phòng Y tế huyện Quỳnh Lưu về vụ việc một người dân chữa bệnh bằng nước i-on kiềm trên địa bàn.
Tại Hà Nội, nhiều học sinh học 13 tiếng mỗi ngày vẫn lo trượt lớp 10, trong khi phụ huynh căng thẳng vì kỳ vọng, đến cả hàng xóm cũng phải sống "rón rén".
Đi ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn, tài xế ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vừa bị lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính.