Ông chủ Vạn Hạnh Mall và việc 'mát tay' trong các thương vụ M&A
Thứ ba, 29/04/2025 15:36 (GMT+7)
Ông chủ gốc Hoa của Vạn Hạnh Mall với quan điểm "tiền mặt là vua" trong nhiều thập kỷ qua đã thành công xây dựng hệ sinh thái ngành hàng thực phẩm đồ sộ và nắm giữ loạt thương hiệu nổi tiếng gắn liền với gian bếp người Việt.
Thời gian gần đây, nhiều sự cố không hay đã gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, nhân viên và hoạt động kinh doanh tại Vạn Hạnh Mall. Tuy nhiên, trung tâm thương mại này vẫn là địa điểm được nhiều khách hàng đồng hành, ủng hộ.
Theo tìm hiểu của PV, Vạn Hạnh Mall khai trương và đi vào hoạt động tháng 1/2018,
tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay trung tâm quận 10 (TP HCM) có tổng diện tích
xây dựng lên đến 90.000 m2, diện tích thương mại 55.000 m2, được xây dựng gồm 1
tầng hầm, 7 tầng thương mại. Hệ thống bãi giữ xe nổi 9 tầng trải dài từ tầng hầm
đến tầng 5 với sức chứa trên 3.000 xe máy và 350 xe ô-tô.
Hiện tại, Vạn Hạnh Mall là mô hình kinh doanh hiệu
quả, khi được biết là trung tâm thương mại lớn nhất quận 10, với tỷ lệ lấp đầy
mặt bằng cho thuê là 100%.
Thông tin về thương vụ để có được Vạn Hạnh Mall lúc bây giờ từng khá ít ỏi với giới truyền thông. Nhưng hiện tại, ông chủ thực sự của trung tâm thương mại
này là ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc của KIDO Group.
Cần nhấn mạnh lần nữa, Vạn Hạnh Mall không phải là một dự án
của KIDO Group, ít nhất là trên mặt giấy tờ. Ông Trần Lệ Nguyên tham gia dự án
này và góp vốn thông qua Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Bắc Bình.
Ông Trần Lệ Nguyên - cổ đông sở hữu gián tiếp và trực tiếp cổ phần chi phối Vạn Hạnh Mall. (Ảnh: KIDO).
Ông Trần Lệ Nguyên và hệ sinh thái đa ngành KIDO Group
Ông Trần Lệ Nguyên (sinh năm 1968), là một đại gia gốc Hoa,
được nhiều người biết đến doanh nhân có tiếng gắn liền với hệ sinh thái KIDO
Group.
Ông Nguyên từng theo học ngành quản trị kinh doanh tại Đại học
Kinh tế TP HCM. Những năm 1990, ông Nguyên làm việc tại Xí nghiệp chế biến thực
phẩm Quận 1. Thấy bánh kẹo từ Thái Lan và các nước khu vực tràn ngập thị trường
nội địa, giá lại đắt đỏ, ông Nguyên nảy ra ý tưởng phát triển sự nghiệp ở ngành
thực phẩm.
Sau đó, ông Nguyên thuyết phục anh trai mình là ông Trần Kim
Thành (sinh năm 1960, hiện là Chủ tịch HĐQT KIDO) cùng xây dựng sự nghiệp. Và kết
quả là KIDO Group ra đời với tên gọi ban đầu là CTCP Kinh Đô.
Tập đoàn Kinh Đô khi đó nổi tiếng với một loạt thương hiệu bánh
kẹo, tình hình kinh doanh phất lên "như diều gặp gió". Đến 2005, Kinh Đô lên sàn
chứng khoán, trở thành một trong những công ty thực phẩm tư nhân lớn nhất Việt
Nam thời điểm đó.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo, Kinh Đô còn lấn sân sang
thị trường dầu ăn, kem và các mảng thực phẩm thiết yếu khác.
KIDO còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản với sản
phẩm đầu tay là Hùng Vương Plaza và sau đó là Vạn Hạnh Mall. Trong chiến lược
phát triển, KIDO định hướng phát triển thành tập đoàn đa ngành gồm thực phẩm, địa
ốc, tài chính và bán lẻ.
Các thương hiệu của KIDO trong ngành hàng thực phẩm. (Ảnh: KIDO).
'Mát tay' với những thương vụ M&A
Năm 2015, giới đầu tư bất ngờ khi CTCP Kinh Đô (sau này là
KIDO Group) công bố bán toàn bộ mảng bánh kẹo Kinh Đô (với các thương hiệu nổi
tiếng như Cosy, Solite, AFC) cho Tập đoàn Mondelēz International của Mỹ.
Đây là một trong những thương vụ M&A lớn nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng
tại Việt Nam lúc bấy giờ với tổng giá trị lên đến 420 triệu USD.
Thời điểm đó, câu hỏi đặt ra là tại sao một mảng kinh doanh
kiếm lời với 500 tỷ đồng mỗi năm lại khiến KIDO đưa ra quyết định táo bạo như vậy.
Chia sẻ tại một buổi toạ đàm năm 2016 được blog KIDO dẫn lại,
Chủ tịch Trần Kim Thành - anh trai ông Trần Lệ Nguyên, ví von việc bán đi mảng bánh kẹo cũng như "cái áo
mặc không vừa đến lúc phải thay đi” để hướng đến “cái áo lớn hơn” – tức những
thị trường lớn hơn mà mình có đủ khả năng làm được để gia tăng lợi ích cho người
tiêu dùng, cho cổ đông và nhân viên của mình.
Quyết định của KIDO khiến chính ban lãnh đạo công ty cũng
như nhiều người tiếc nuối nhưng “Cuối cùng vì tập thể, vì cổ đông, tôi không cản
sự phát triển, phát tài của mọi người nên tôi xiêu lòng bán", ông Thành
nói.
Ông Thành quan niệm “mảng bánh kẹo của công ty như trái cam
đã chín đến lúc phải thu hoạch. Mất đi trái đó, chất dinh dưỡng sẽ được dành để
phát triển các trái khác, cây khác trong vườn cây”. “Vườn cây” của ông ngoài
bánh kẹo còn có kem, sữa chua, dầu ăn và mì ăn liền – đây đều là những sản phẩm
tiêu dùng thiết yếu với cơ hội tăng trưởng còn rất lớn.
Một trong những loại chất dinh dưỡng mà ông Thành nhắc đến ở
trên chính là lượng tiền mặt dồi dào. Việc bán đi 80% mảng bánh kẹo trong năm
2015 đã giúp cho KIDO thu về khoản tiền mặt khổng lồ lên đến trên 7.000 tỷ đồng.
Với quan điểm “tiền mặt là vua”, lâu nay KIDO luôn duy trì
lượng tiền mặt rất lớn, lên đến vài nghìn tỷ đồng. Khoản tiền này không những
giúp KIDO hầu như không phải vay nợ mà còn có thể chủ động tận dụng cơ hội mua
rẻ những doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như mua lại các doanh nghiệp nhà nước
khi tiến hành cổ phần hóa.
Một trong những cơ hội đó là thương vụ mua lại Dầu Tường An
- thương hiệu dầu ăn hàng đầu có lịch sử hơn 40 năm tại Việt Nam. Năm 2016, Tập
đoàn đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để mua lại 65% vốn của Dầu Tường An thông qua
chào mua công khai. Nhờ thương vụ này, KIDO không những sở hữu được hãng dầu ăn
với doanh số trên 4.000 tỷ đồng/năm mà còn có được thương hiệu mạnh đã xuất hiện
lâu năm trên gian bếp của người Việt. Hiện tại, KIDO đã nắm 95,56% cổ phần của
hãng dầu ăn này và Dầu Tường An đang nắm thị phần thứ hai mảng dầu ăn tại Việt Nam
(chỉ sau Calofic).
Dầu Tường An đang nắm thị hai phần ngành dầu Việt Nam. (Ảnh: KIDO).
Cũng với mảng này, KIDO còn thể hiện tham vọng khi hoàn tất
việc nâng tỷ lệ sở hữu từ 25% lên 51% vốn điều lệ của Tổng Công ty Công nghiệp
Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex - VOC) trong năm 2017 sau gần 3 năm theo đuổi.
Với thương vụ này ước tính KIDO đã bỏ ra trên nghìn tỷ đồng
để nắm 51% cổ phần của Vocarimex. Tuy nhiên, đây vẫn được cho là cuộc M&A hời của
KIDO bởi Vocarimex nắm giữ nhiều giá trị chưa được khai thác đúng tiềm năng.
Một
trong số đó là việc Vocarimex thời điểm đó nắm giữ 24% cổ phần tại Calofic
– công ty nắm số một thị phần dầu ăn Việt Nam với các thương hiệu Neptune,
Simply, Meizan, Cái Lân. Như vậy có thể nói nôm na, KIDO Group chính là “trùm
cuối” trong mảng dầu ăn khi vừa sở hữu cổ phần Dầu Tường An và gián tiếp nắm giữ
Calofic.
Theo thống kê, mảng dầu ăn của KIDO mỗi năm đem về 5.000 –
10.000 tỷ đồng, chiếm 70% tổng doanh thu của tập đoàn. Số còn lại đến từ ngành
lành và khác.
Nguồn: Báo cáo thường niên.
Thành công trong mảng dầu ăn không khiến KIDO “ngủ quên trên
chiến thắng”. Trong những năm gần đây, lãnh đạo KIDO nhiều lần chia sẻ mục tiêu
vượt Calofic để chiếm lĩnh vị trí số một trên thị trường dầu ăn trong tương
lai. Do đó dẫn đến thương vụ Vocarimex – công ty con của KIDO đã thoái hết 24%
cổ phần tại Calofic với giá trị chuyển nhượng được thỏa thuận giữa hai bên là gần
2.200 tỷ đồng.
Với số tiền hàng nghìn tỷ đồng thu về từ thương vụ M&A,
KIDO Group còn có đủ nguồn lực để đem tiền đầu tư sâu hơn cho Dầu Tường An nói
riêng và các ngành hành khác nói chung.
Bởi, như Phó Tổng Giám đốc Bùi Thanh Tùng từng chia sẻ: KIDO
cần mở rộng sang nhiều ngành hàng thiết yếu, bởi nếu ít chủng loại hàng hóa hoặc
chỉ tập trung một mặt hàng cốt lõi thì nguy hiểm ngầm sẽ khá lớn. Việc mở rộng
ngành hàng đồng nghĩa đưa thêm sản phẩm vào kệ hàng, giúp việc kinh doanh dễ
dàng hơn.
Ngoài mảng dầu ăn, KIDO Group cũng kinh doanh ấn tượng với mảng
kem. Năm 2017, KIDO Group hoàn tất thương vụ mua lại mảng kinh doanh kem Wall’s
tại Việt Nam từ Unilever, đồng thời sáp nhập với thương hiệu Merino, tạo nên hệ
sinh thái kem lớn nhất cả nước. Theo số liệu cuối năm 2024, riêng thương hiệu
kem Celano và Merino chiếm lần lượt 25,9% và 19,6% thị phần, vượt xa các đối thủ.
Thương hiệu kem của KIDO chiếm áp đảo thị phần. (Ảnh: KIDO).
Sau nhiều năm kinh doanh, cuối năm 2024, KIDO có quyết định
bán 51% vốn Kido Foods – chủ thương hiệu Celano cho Nutifood. Song ĐHĐCĐ đầu năm
nay đã thông qua việc phản đối giao dịch bán hơn 24% cổ phần KIDO Foods, đồng
thời không đồng ý chuyển
nhượng nhãn hiệu Celano, Merino cho Nutifood.
Một thương vụ khác có thể kể đến là việc mua và hoàn tất nắm
68% cổ phần của Bánh bao Thọ Phát – thương hiệu lâu đời ở TP HCM. Định hướng của
công ty là mở rộng thị trường cho bánh bao Thọ Phát ra cả miền Trung, miền Bắc,
xây dựng hệ thống 1.000 đại lý tại 63 tỉnh, thành; phát triển 50.000 điểm bán
trên toàn quốc.KIDO cho biết, Thọ Phát là mảng ghép quan trọng trong chiến lược
mở rộng ngành bánh của tập đoàn.
Đây chỉ là những thương vụ M&A nổi tiếng và thành công,
song cũng không quên kể đến KIDO Group cũng từng gặp thất bại.
Cách đây hai thập kỷ, KIDO Group từng bắt tay hợp tác với
các công ty trong ngành sữa, giải khát nhằm hiện thực hoá mở rộng sang ngành đồ
uống giải khát là Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) và tập đoàn
nước giải khát đến từ Đài Loan Uni-President. Song không lâu sau, giấc mơ
này cũng tạm gác lại.
Năm 2021, sau nhiều thành công với các thương vụ M&A,
KIDO Group lại muốn lấn sân mảng nước giải khát một lần nữa thông qua việc
thành lập Công ty liên doanh với Vinamilk, theo tiết lộ thương hiệu công ty này
là Vibev. Tổng vốn đầu tư ban đầu của Liên doanh là 400 tỷ đồng. Tuy nhiên không
lâu sau, liên doanh đã bị giải thể vào tháng 12/2023.
KIDO đã rút khỏi mảng đồ uống do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường F&B. (Ảnh: KIDO).
Không từ bỏ, tháng 6/2021, KIDO Group hiện thực hoá giấc mơ
này với việc thành lập chuỗi đồ uống Chuk Chuk với vốn điều lệ 100 tỷ đồng,
trong đó KIDO nắm 61%. Ông Trần Lệ Nguyên khi đó đã đề cập tham vọng đưa Chuk
Chuk thành chuỗi F&B hàng đầu Việt Nam và thế giới, như Starbucks đã làm được. Mục
tiêu của Chuk Chuk là có 1.000 cửa hàng vào năm 2025.
Rõ ràng, “đời không như là mơ”, sự khốc liệt của thị trường
F&B Việt Nam và khó khăn nói chung của thời cuộc lúc bây giờ (hậu COVID-19),
đã khiến mỗi bước đi của Chuk hết sức gian nan. Cuối năm 2022, KIDO quyết định
thoái vốn khỏi Chuk Chuk.
Bộ Công an vừa khởi tố thêm 4 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả. Đáng chú ý, 150.000 USD đã được dùng để "chạy án" nhưng bị chiếm đoạt, làm lộ ra thêm nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng trở thành chủ đề nóng của các doanh nghiệp tại đại hội cổ công thường niên. Nhiều doanh nghiệp quan ngại, thận trọng về kế hoạch kinh doanh 2025, đồng thời chuẩn bị các kịch bản chủ động ứng phó cho những khó khăn có thể xảy ra.
Đại hội đồng cổ đông năm 2025 của Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – HoSE: LPB) được tổ chức sáng nay (27/4) tại Ninh Bình thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Trong tháng 5/2025, nhiều chính sách, quy định và thông tư mới được ban hành liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, từ quản lý kinh tế, xây dựng, đến công tác phí và giá dịch vụ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng.
Vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng trở thành chủ đề nóng của các doanh nghiệp tại đại hội cổ công thường niên. Nhiều doanh nghiệp quan ngại, thận trọng về kế hoạch kinh doanh 2025, đồng thời chuẩn bị các kịch bản chủ động ứng phó cho những khó khăn có thể xảy ra.
Đại hội đồng cổ đông năm 2025 của Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – HoSE: LPB) được tổ chức sáng nay (27/4) tại Ninh Bình thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 tại Ecopark (Hưng Yên).