Tập đoàn Hoà Phát sắp phát hành thêm gần 1,28 tỷ cổ phiếu HPG mới để chia cổ tức cho cổ đông, tương đương giá trị phát hành theo mệnh giá là 12.793 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai phương án chi trả cổ tức năm 2024, với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu cứ 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Hiện tập đoàn này có gần 6,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, do đó sẽ phát hành thêm gần 1,28 tỷ cổ phiếu mới, tương đương giá trị phát hành theo mệnh giá 12.793 tỷ đồng.
Nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 5, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Sau đợt cổ tức này, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng lên thành 76.755 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, cổ tức cho năm 2024 là 20% bằng cổ phiếu, thay đổi so với kế hoạch ban đầu là 15% cổ phiếu và 5% tiền mặt. Sự thay đổi này theo ban lãnh đạo là dựa trên cơ sở thân trọng, đảm bảo nguồn tiền mặt trong bối cảnh biến động quốc tế, như chính sách thuế nhập khẩu đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Mong cổ đông ủng hộ cho quyết định này của tập đoàn", Chủ tịch Trần Đình Long nói trong đại hội vừa rồi. Vị lãnh đạo này đồng thời cam kết từ năm 2026, nếu nền kinh tế không có thêm bất ổn, Hoà Phát sẽ quay lại truyền thống chia cổ tức tiền mặt.
Thực tế, Tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam đã dừng chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong ba năm liền 2016, 2017 và 2018 vì cần nguồn vốn để đầu tư cho Khu Liên hợp sản xuất gang thép ở Dung Quất, Quảng Ngãi.
Sau đó tiếp từ năm 2022, Hòa Phát tiếp tục không trả cổ tức tiền mặt để dồn lực đầu tư cho các dự án đầu tư.
Hiện tại, một trong các dự án mà tập đoàn thép đang dồn lực là sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao tại Khu liên hợp Dung Quất 2, với tổng vốn đầu tư 14.000 tỷ đồng. Sản phẩm của dự án này dự kiến là nguyên liệu đầu vào để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của quốc gia với quy mô 67 tỷ USD.
Ngoài thép ray cho đường sắt tốc độ cao, hiện tại Việt Nam còn có nhu cầu lớn về ray cho các tuyến Metro Hà Nội, Metro TP HCM, ray cho cầu cảng, cầu trục và nhiều lĩnh vực hạ tầng khác,...
Năm nay, Hoà Phát đặt kế hoạch doanh thu dự kiến cao kỷ lục 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế ở mức 15.000 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm trước (chỉ xếp sau năm kỷ lục 2022).
Nguồn: Nghị quyết ĐHĐCĐ Hoà Phát.
Trở lại với việc chia cổ tức cho năm 2024, tính tới nay, ông Trần Đình Long sở hữu 1,5 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu 25,8% và cũng là cổ đông lớn nhất của tập đoàn.
Vợ ông Long là bà Vũ Thị Hiền nắm 440 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,88% vốn còn trai ông Long là Trần Vũ Minh sở hữu gần 147 triệu cổ phiếu, tương đương 2,3% vốn. Ngoài ra, 4 anh chị em của ông Long nắm tổng cộng gần 2,9 triệu cổ phiếu.
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong của con trai ông Long có khoảng 3 triệu cổ phiếu HPG, tỷ lệ 0,05%.
Như vậy, tổng tỷ lệ sở hữu của đại gia đình ông Long tại Hoà Phát khoảng 35%. Thông qua đợt cổ tức lần này, nhóm cổ đông liên qua đến tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhận về gần 448 triệu cổ phiếu.
Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế 20% trên phần lãi từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản, thay cho phương án thu thuế 2% trên giá bán như hiện nay, nhằm hạn chế thất thu ngân sách và phản ánh đúng bản chất thu nhập của người nộp thuế.
Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Hà Nội triển khai hơn 10 dự án nhà ở xã hội cho lực lượng công an, đáp ứng nhu cầu bức thiết của 18.500 cán bộ, chiến sĩ. Nhiều dự án nằm tại các khu đô thị lớn, quy mô lên đến hàng chục hecta.