Yêu cầu Shopee, Lazada gỡ 5 thực phẩm chức năng vi phạm
Thứ ba, 27/05/2025 15:33 (GMT+7)
Ngày 27/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi đến hai sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Shopee và Lazada, yêu cầu khẩn trương rà soát và gỡ bỏ 5 sản phẩm thực phẩm chức năng đang kinh doanh vi phạm quy định về công bố sản phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm, qua công tác hậu kiểm đối với hoạt
động quảng cáo và kinh doanh thực phẩm chức năng trên nền tảng thương mại điện
tử, cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm được quảng cáo công khai
nhưng không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.
4 trong số 5 sản phẩm thực phẩm chức năng bị Cục An toàn thực phẩm yêu cầu gỡ bỏ quảng cáo và kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.
5 sản phẩm thực phẩm chức năng bị yêu cầu gỡ bỏ bao gồm: Omega 3-6-9 1600mg - quảng cáo hỗ trợ
tim mạch, trí nhớ, miễn dịch, thị lực, xương khớp và làm đẹp da; Natto Kinase 4000fu - quảng
cáo phòng ngừa đột quỵ; Estroven
- Complete Multi-Symptom - quảng cáo cân bằng nội tiết tố nữ; Kirkland Glucosamine 1500mg &
Chondroitin 1200mg - quảng cáo hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp; Glucosamine 1500mg With MSM 1500mg -
quảng cáo giảm đau nhức xương khớp, cải thiện vận động.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, các sản phẩm trên đang được
quảng cáo và bán trên Shopee và Lazada nhưng không có hồ sơ công bố hợp pháp,
vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Trước tình trạng vi phạm ngày
càng phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm chức năng trên môi trường số, Cục An
toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Shopee và Lazada rà soát toàn bộ các sản phẩm thực phẩm chức năng đang được rao
bán trên nền tảng. Chỉ
được tiếp tục kinh doanh các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản
công bố sản phẩm hoặc đã được tự công bố và cập nhật đầy đủ trên hệ thống dữ liệu
về an toàn thực phẩm,
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng yêu cầu, 2 nền tảng
này ngừng ngay việc kinh doanh, quảng cáo và gỡ bỏ 5 sản phẩm vi phạm
nêu trên. Đồng thời, báo
cáo kết quả thực hiện bằng văn bản gửi về Cục An toàn thực phẩm trước ngày
30/5/2025.
Một xưởng sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn, tiêu thụ hàng trăm nghìn đơn hàng qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop vừa bị Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang triệt phá.
Tiếp thị liên kết đang trở thành nghề "hot" nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như Shopee, TikTok. Nhiều người đã kiếm thu nhập cao từ việc giới thiệu sản phẩm online, tuy nhiên, không ít người gặp phải rủi ro từ đánh giá giả và hoa hồng thấp.
Các cơ quan chức năng Đồng Nai thống nhất khởi tố vụ án liên quan mỹ phẩm Hanayuki bị nghi hàng giả do công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Hà Nội, TP HCM cùng nhiều địa phương đang chứng kiến làn sóng săn đất nền, đất vùng ven giá rẻ. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư tay ngang phải “ôm trái đắng” vì mua nhầm đất giá ảo, vướng pháp lý hoặc nằm trong khu vực hạ tầng treo. Vậy làm thế nào để định giá đất chính xác, nhận diện được “giá thật” giữa ma trận thông tin chồng chéo?
Ẩn mình trong con ngõ nhỏ ở xã La Phù (Hà Nội), một xưởng sản xuất tất hoạt động rầm rộ suốt nhiều năm trời, bên trong lại là cả một “mê trận” làm giả tem nhãn, thương hiệu nổi tiếng quốc tế.
Ngày 27/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết lực lượng Quản lý thị trường tại tỉnh Vĩnh Phúc vừa liên tiếp triệt phá hai vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm bẩn, thu giữ hơn 1,4 tấn hàng vi phạm.
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Gần 25 tấn sữa bột mang nhãn hiệu Công ty cổ phần Dinh dưỡng Dược Fidimilk đã bị lực lượng chức năng Long An tạm giữ để điều tra nghi vấn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Cùng lúc, công ty này cũng tự thu hồi một loạt sản phẩm vì sai phạm về nhãn mác.