Xử lý nghiêm minh các hành vi kinh doanh hàng giả trên mạng xã hội
Thứ hai, 19/05/2025 12:56 (GMT+7)
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh - Ảnh minh họa
Nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13 năm 2025 và Công điện số 65 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa ban hành Kế hoạch số 01 năm 2025 nhằm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nêu trên.
Kế hoạch được ban hành với mục tiêu triển khai hiệu quả, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an ninh, an toàn sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Theo Kế hoạch, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu các đơn vị bám sát diễn biến của thị trường, tăng cường thu thập, phân tích thông tin về diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, dễ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón... Chủ động phát hiện những biến động bất thường, những vấn đề nổi cộm của thị trường, từ đó có phương án giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời.
Cùng với đó, giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các mặt hàng thiết yếu trên các kênh bán lẻ, đại lý không chính thức, nhất là trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và các mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và số hóa trong quản lý, xây dựng hệ thống thu thập, chia sẻ dữ liệu, thông tin thị trường dùng chung trong toàn lực lượng quản lý thị trường (QLTT) và kết nối với các cơ quan chức năng khác nhằm kịp thời nắm bắt, dự báo nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trên địa bàn quản lý, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) với vai trò cơ quan tham mưu cho Sở Công Thương, UBND tỉnh, thành phố triển khai ngay các hoạt động giám sát, kiểm tra tại địa bàn quản lý; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.
Quản lý chắc địa bàn, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các vi phạm trên môi trường thương mại điện tử; rà soát, đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện vi phạm, các sơ hở, bất cập trong quy định pháp luật hoặc cơ chế quản lý mà các đối tượng lợi dụng vi phạm pháp luật để kiến nghị các giải pháp khắc phục với cơ quan có thẩm quyền.
Trọng tâm của kế hoạch là bám sát diễn biến thị trường, chủ động rà soát các mặt hàng có nguy cơ bị lợi dụng để đầu cơ, buôn lậu như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón... Đặc biệt, các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh. Cục cũng chỉ đạo tăng cường số hóa quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông dữ liệu toàn hệ thống quản lý thị trường nhằm nâng cao hiệu quả dự báo và xử lý vi phạm.
Cùng với đó, công tác truyền thông được đẩy mạnh, tập trung vào việc ký cam kết tuân thủ pháp luật với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, đặc biệt trên nền tảng số.
Lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm, thể hiện quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo điều hành. Tất cả các hoạt động đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là bảo vệ thị trường lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
Lực lượng quản lý thị trường và công an tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện một xưởng may sản xuất lượng lớn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Dior, Burberry, Dolce & Gabbana... với số lượng lên tới hàng chục nghìn sản phẩm.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 17/5/2025 thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét buôn lậu, hàng giả; Triệt phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thuốc, thực phẩm chức năng giả; Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh bạch đậu khấu,... là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ và toàn bộ tang vật sang Công an để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, sau khi phát hiện hơn 23.000 sản phẩm yến chưng không đạt chất lượng như công bố.
Sản phẩm dinh dưỡng HIUP – vốn được quảng cáo rầm rộ như một loại “sữa bột cao cấp dành cho trẻ nhỏ” – đã bị Bộ Công an xác định là không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh đơn tố cáo Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ Quang Hải - liên quan việc bán mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn VAT, có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu và trốn thuế.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án buôn bán thực phẩm giả liên quan đến kênh TikTok nổi tiếng “Gia đình Hải Sen”, thông tin về doanh nghiệp đứng sau sản phẩm siro ăn ngon Hải Bé – Công ty Cổ phần Bigfa – cũng dần hé lộ. Đây là doanh nghiệp sở hữu nhà máy tiêu chuẩn GMP với vốn điều lệ từng tăng lên tới 170 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã xử lý 13 vụ vi phạm trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu giữ hàng hóa trị giá hàng trăm triệu đồng.
Theo Luật sư Nguyễn Đăng Tư, hiện nay mức phạt trong lĩnh vực quảng cáo còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lớn cung ứng sản phẩm ra thị trường doanh thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng quảng cáo sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn chỉ bị xử phạt vài chục triệu đồng thì chưa tương xứng với hành vi vi phạm
Từ những căn hộ im lìm trong hẻm sâu cho đến các buổi livestream sôi động trên mạng xã hội, hàng giả đang len lỏi khắp không gian sống người Việt, thách thức mọi nỗ lực kiểm soát và truy vết của lực lượng chức năng.