Vì sao Masan sụt mất 1/3 lợi nhuận, tương đương 1.200 tỷ đồng?
Báo cáo tài chính hợp nhất (đã soát xét) 6 tháng đầu năm của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) cho thấy, doanh thu bán hàng của 6 tháng đầu năm đạt 18.099 tỷ đồng, chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo phân loại doanh thu của từng bộ phận, mảng thực phẩm và đồ uống đem lại doanh thu cao nhất, 7.979 tỷ đồng; Chuỗi giá trị thịt dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi nhưng cũng đem lại doanh thu 6.741 tỷ đồng; Mảng khai thác mỏ và chế biến khoáng sản giảm đáng kể về doanh thu khi chỉ đạt 2.690 tỷ đồng.
Mức lợi nhuận gộp giảm 7,8% so với cùng kỳ, đạt 5.130 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 2.438 tỷ đồng, giảm mạnh 34% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của MSN cũng đã giảm khá mạnh(31%) còn 1.086 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 905 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5,5% còn 2.744 tỷ đồng.
Các công ty liên kết đem về 980 tỷ đồng lợi nhuận cho tập đoàn, trong khi kết quả từ “các hoạt động khác” mang lại lợi nhuận âm 22 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tăng từ 4.300 tỷ đồng hồi đầu kỳ lên 6.000 tỷ đồng tính đến 30/6. Khoản nợ phải trả ngắn hạn cũng tăng từ 15,7 nghìn tỷ đồng lên 18,36 nghìn tỷ, trong khi nợ phải trả dài hạn giảm 1.000 tỷ đồng so với đầu kỳ, còn 13.632 tỷ đồng.
Tính đến 30/6, tập đoàn có vốn chủ sở hữu 36.028 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần là 11.689.464.000.000 đồng.
Do đó lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của Masan sụt giảm mạnh 34% so với cùng kỳ, đạt 2.416 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 35%, đạt 2.191 tỷ đồng. Mức lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu cũng giảm từ 2.893 đồng/cp xuống còn 1.617 đồng/cp.
Đóng góp lợi nhuận của từng mảng cụ thể như sau: Mảng thực phẩm và đồ uống đem lại lợi nhuận 1.205 tỷ đồng; chuỗi giá trị thịt 214 tỷ đồng; khai thác mỏ và chế biến 105 tỷ đồng (giảm 4 lần so với cùng kỳ); lợi nhuận khác 972 tỷ đồng.
MSN hiện có 3 công ty con do tập đoàn sở hữu trực tiếp gồm: Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH) do MSN sở hữu 85,7% vốn; Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (MH) do MSN sở hữu 99,9% vốn; CTCP Masan MEATlife (MML - trước đây là Masan Nutri-Science) do MSN sở hữu 81,2%.
Ngoài ra, MSN có tới 48 công ty con sở hữu gián tiếp với tỷ lệ sở hữu từ 57,1% đến 99%. Ngoài ra còn có 6 công ty liên kết do MSN sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Trong các công ty nói trên, MSN công khai tỷ lệ sở hữu, riêng tại Techcombank (MSN liên kết sở hữu trực tiếp), tập đoàn không công bố tỷ lệ cổ phần sở hữu cụ thể.
Hiền Anh
-
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
-
Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S
-
Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng khi xảy ra sự cố lộ, lọt dữ liệu
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biết dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô