Triệt phá xưởng mỹ phẩm giả quy mô lớn do ‘hotgirl livestream’ cầm đầu
Thứ bảy, 24/05/2025 09:57 (GMT+7)
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả với quy mô lớn trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Chủ mưu là Nguyễn Thị Dung (SN 1995), trú tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.
Thông qua công tác rà soát không gian
mạng, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện Nguyễn Thị Dung
liên tục livestream trên mạng xã hội TikTok để quảng cáo, bán mỹ phẩm mang tên
nhiều thương hiệu nổi tiếng với giá rẻ bất thường. Nghi ngờ đây là hoạt động
buôn bán mỹ phẩm giả, lực lượng công an đã tiến hành lập chuyên án điều tra.
Cơ quan chức năng kiểm tra số lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được thu giữ tại cơ sở sản xuất trái phép ở Thanh Hóa. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hoá
Kết quả điều tra cho thấy, các sản
phẩm được Dung rao bán không chỉ gắn nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng, mà còn
không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Để tránh bị phát hiện, Dung sử
dụng hình ảnh bắt mắt, đánh vào tâm lý chuộng hàng "xịn nhưng rẻ" của
người tiêu dùng trên mạng.
Ngày 23/5, Công an tỉnh Thanh Hóa phối
hợp với Công an xã Minh Sơn và Đội Quản lý thị trường số 6 (Chi cục QLTT tỉnh
Thanh Hóa) kiểm tra căn nhà Nguyễn Thị Dung thuê tại xã Minh Sơn, huyện Triệu
Sơn. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục lít dung dịch, hóa chất
không nhãn mác, không rõ nguồn gốc; 3 máy trộn công suất lớn, 7 thanh khuấy
cùng nhiều dụng cụ pha chế mỹ phẩm thủ công; Hàng trăm vỏ chai, lọ mỹ phẩm rỗng
của các thương hiệu đã qua sử dụng, được thu mua để tái chế.
Tiếp tục kiểm tra nơi ở chính của Dung
tại xã Hợp Thắng, cơ quan chức năng phát hiện thêm 256 chai mỹ phẩm thành phẩm
gồm 24 loại: Kem dưỡng, kem tẩy trang, serum trị mụn, kem làm trắng da… do Dung
tự sản xuất; 122 lọ mỹ phẩm khác không có hóa đơn chứng từ, không có nhãn phụ,
không giấy phép lưu hành sản phẩm.
Đối tượng Nguyễn Thị Dung và số tang vật thu giữ. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hoá
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Dung
khai nhận, khoảng cuối năm 2024, sau một thời gian bán mỹ phẩm qua trang cá
nhân và fanpage "Mỹ phẩm pass", Dung nhận thấy lợi nhuận cao, trong
khi khách hàng chủ yếu mua online và dễ tin vào hình ảnh, lời quảng cáo. Từ đó,
Dung nảy sinh ý định sản xuất mỹ phẩm giả để kiếm lời.
Dung thuê nhà ở xã Minh Sơn làm nơi
sản xuất. Cô ta mua hóa chất, kem nền, serum, chất tạo mùi, tạo màu… từ các hội
nhóm trên mạng xã hội với giá rẻ (chỉ khoảng 50.000 đồng/kg), sau đó trộn thủ
công để tạo thành các sản phẩm mỹ phẩm "na ná hàng thật". Mỹ phẩm
được đóng gói vào vỏ lọ đã qua sử dụng, rồi gắn tem nhãn của các thương hiệu
nổi tiếng để bán ra thị trường.
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, Dung
đã bán ra hơn 1.000 đơn hàng mỹ phẩm giả, thu về trên 142 triệu đồng, chủ yếu
thông qua mạng xã hội và các nền tảng thương mại điện tử.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị
Dung về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả".
Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra
mở rộng, làm rõ nguồn gốc các nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm giả và các đối tượng
có liên quan trong đường dây tiêu thụ sản phẩm vi phạm này.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản hoả tốc yêu cầu Công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ các sai phạm liên quan đến Công ty CP Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai - nơi sản xuất 2 lô mỹ phẩm Hanayuki bị phát hiện không đạt chất lượng.
Bộ Y tế thu hồi toàn quốc sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do chỉ số chống nắng trên nhãn không đúng với thực tế. Theo luật sư, hành vi này được xác định là buôn bán hàng giả theo quy định pháp luật hiện hành.
Lực lượng Quản lý thị trường tại Vĩnh Phúc và Nghệ An vừa phát hiện, xử phạt hai cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và hàng tiêu dùng giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu với tổng số tiền hơn 50 triệu đồng. Toàn bộ hàng vi phạm đã bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Hàng chục nghìn tấn dầu ăn lẽ ra chỉ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bị đưa vào dây chuyền chế biến thực phẩm cho người. Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn, nhấn mạnh đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Hàng loạt TikToker nổi tiếng như “Cún Bông”, Gia đình Hải Sen, Quang Linh, Hằng Du Mục… bị khởi tố vì liên quan đến trốn thuế, bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật, hé lộ mặt tối đằng sau những phiên livestream triệu view, doanh thu khủng.
Hứa hẹn vay tiền nhanh, không cần thế chấp, chỉ cần chuyển trước phí bảo hiểm... nhưng sau đó là mất tiền, mất thông tin cá nhân, thậm chí bị khủng bố bằng chính ảnh và danh bạ điện thoại. Nhiều người dân đã sập bẫy các app vay tiền online giả mạo với chiêu trò ngày càng tinh vi.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, khi hệ thống đi vào hoạt động, người dân có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa lưu thông trên thị trường, qua đó, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu.
Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc chiều ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần "mỗi ngày đều là cao điểm", đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả; đồng thời mong muốn mỗi người dân vừa là một chiến sĩ trong đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vừa là một người tiêu dùng thông minh trên thị trường.
Bị khởi tố vì chỉ kê khai 5 tỷ đồng trên tổng doanh thu hơn 120 tỷ, hot TikToker “Cún Bông” khiến dư luận choáng váng với cuộc sống xa hoa, bộ sưu tập hàng hiệu tiền tỷ và biệt thự 3.000m² tại Huế.
Núp bóng tặng quà miễn phí cho quán ăn, cửa hàng tại TP Thanh Hóa, nhóm đối tượng in logo “OK VIP - hôm nay 1 tỷ, ngày mai 1.000 tỷ” để quảng bá cho các website cờ bạc trá hình, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật.