Xử phạt hành vi buôn bán mỹ phẩm giả mạo, nhập lậu tại Vĩnh Phúc và Nghệ An
Thứ hai, 19/05/2025 18:59 (GMT+7)
Lực lượng Quản lý thị trường tại Vĩnh Phúc và Nghệ An vừa phát hiện, xử phạt hai cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và hàng tiêu dùng giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu với tổng số tiền hơn 50 triệu đồng. Toàn bộ hàng vi phạm đã bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Ngày 19/5, Cục
Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mới đây Chi cục Quản lý thị trường
(QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định xử phạt hành chính hộ kinh doanh Nguyễn
Anh Minh (địa chỉ tại tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên) với số
tiền 46 triệu đồng vì buôn bán mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh của ông Minh. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Theo đó, lực lượng Đội QLTT số 5 (Cơ động) phối hợp với
Phòng Cảnh sát kinh tế và Đội QLTT số 1 tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh của
ông Minh. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra phát hiện 300 chai dầu gội nhãn hiệu TRESEMME loại 370ml, 450ml (sản xuất
tại Thái Lan) không có hóa đơn, chứng từ - xác định là hàng giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt
Nam.
Hơn 400 chai dầu gội mang các nhãn hiệu nổi tiếng như
SUNSILK, PANTENE, CLEAR, DOVE cùng 22 chai lăn khử mùi SCION BRIGHTENING đều là
hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng không có chứng từ hợp pháp, vi phạm quy định về
hàng hóa nhập lậu.
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới 47 triệu đồng. Cơ quan
chức năng đã buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm và xử phạt hành chính chủ
hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tại
Nghệ An, ngày 15/5, Đội QLTT số 5 (Cục QLTT tỉnh Nghệ An) cũng ra quyết định xử
phạt hộ kinh doanh NTN (địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương) số tiền 6
triệu đồng vì hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lực lượng chức năng xử phạt hộ kinh doanh tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương số tiền 6 triệu đồng vì hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Cụ thể, trong đợt kiểm tra đột xuất ngày 13/5, lực lượng chức
năng đã phát hiện 310 gói dầu gội
nhãn hiệu Clear, Dove (6g), 293
gói dầu xả Dove, Sunsilk (6g),
89 gói nước xả Comfort (20ml), 18 hộp kem đánh răng P/S (180g), 145 bàn chải đánh răng P/S.
Tất cả các sản phẩm này đều mang nhãn hiệu nổi tiếng đang được
bảo hộ tại Việt Nam nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tổng
giá trị hàng vi phạm là gần 2,6 triệu đồng. Đội QLTT số 5 đã niêm phong, tạm giữ
toàn bộ số hàng và yêu cầu tiêu hủy theo quy định.
Các hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa nhập lậu
không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp chính hãng mà còn đe dọa nghiêm trọng
đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, mặt hàng mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp với
cơ thể nên rủi ro càng lớn nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Trong thời gian tới, lực lượng QLTT tại các địa phương sẽ tiếp
tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp với các cơ quan chức
năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật
đến các hộ kinh doanh, nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ thị trường
tiêu dùng an toàn, lành mạnh.
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Lực lượng quản lý thị trường và công an tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện một xưởng may sản xuất lượng lớn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Dior, Burberry, Dolce & Gabbana... với số lượng lên tới hàng chục nghìn sản phẩm.
Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố một chủ cơ sở sản xuất giá đỗ vì sử dụng chất kích thích tăng trưởng bị cấm trong quá trình sản xuất. Chỉ trong vài tháng, cơ sở này đã tung ra thị trường khoảng 60 tấn giá đỗ “ngậm” hóa chất độc hại.
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ngày 19/5, Chi cục QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Bình đã phối hợp với công an địa phương kiểm tra và phát hiện một hộ kinh doanh đang lưu trữ hơn 300kg thực phẩm đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ. Toàn bộ số hàng đã bị tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Trong bối cảnh thị trường dược phẩm ngày càng phức tạp, Sở Y tế TP HCM vừa công bố hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh thuốc. Theo đó, 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả đã bị phát hiện trong đợt kiểm tra mới nhất, kéo theo 147 cơ sở vi phạm khác bị xử phạt với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng.