Tiến sĩ Hàn Quốc thất nghiệp: AI đe dọa việc làm, bằng cấp cao cũng vô dụng?
Thứ ba, 04/03/2025 07:50 (GMT+7)
Báo cáo mới nhất từ Hàn Quốc cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của tiến sĩ đang ở mức cao kỷ lục, đặc biệt là nữ giới, do sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) khiến cơ hội việc làm cho người có trình độ học vấn cao ngày càng thu hẹp.
Một báo cáo đáng báo động vừa được chính phủ Hàn Quốc công bố, phơi bày thực trạng đáng lo ngại về tình hình việc làm của giới trí thức trẻ nước này. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp của những người có bằng tiến sĩ tại Hàn Quốc đang ở mức cao chưa từng có, gần 30%. Không chỉ thế tình trạng này có xu hướng tiếp tục gia tăng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển mạnh mẽ, đe dọa thay thế nhiều công việc, kể cả những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Báo cáo "Điều tra tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ năm 2024 trong nước" do Cơ quan Thống kê Hàn Quốc thực hiện, đã khảo sát 10.442 tiến sĩ mới tốt nghiệp. Kết quả cho thấy, chỉ có 70,4% trong số họ tìm được việc làm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên tới 26,6%, và 3% còn lại thuộc nhóm "dân số không hoạt động kinh tế" (không có việc làm và không tìm việc). Tổng cộng, gần 30% tiến sĩ mới ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc "ăn bám" gia đình, một con số kỷ lục kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu tiến hành thống kê vào năm 2014.
Nhiều tiến sĩ ở Hàn Quốc có chuyên môn cao nhưng vẫn không xin được việc làm. (Ảnh minh họa: AI)
Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của tiến sĩ đã liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Từ mức 24,5% năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 25,9% năm 2018, 29,3% năm 2019, và đạt đỉnh 29,6% vào năm ngoái. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) phân tích rằng, sự phát triển vượt bậc của công nghệ AI đang ngày càng đe dọa thị trường lao động, đặc biệt là những công việc đòi hỏi trình độ học vấn cao và mức lương cao, vốn trước đây được xem là "bất khả xâm phạm".
Phân tích theo độ tuổi cho thấy, tình hình càng trở nên đáng lo ngại đối với các tiến sĩ trẻ tuổi. Trong số 537 tiến sĩ dưới 30 tuổi được khảo sát, có tới 47,7% đang thất nghiệp, một con số cao nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ tiến sĩ trẻ đã nỗ lực tìm việc nhưng không thành công cũng lên tới 45,1%, chỉ có 2,6% thuộc nhóm không có nhu cầu tìm việc.
Về giới tính, tỷ lệ thất nghiệp của nữ tiến sĩ cao hơn nam giới. Trong số các tiến sĩ thất nghiệp năm 2024, tỷ lệ nữ giới là 33,1%, nam giới là 27,4%. Điều này cho thấy, phụ nữ có trình độ học vấn cao có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và sự trỗi dậy của AI.
Xét theo lĩnh vực đào tạo, các ngành nhân văn và nghệ thuật có tỷ lệ tiến sĩ thất nghiệp cao nhất (40,1%), tiếp theo là khoa học tự nhiên, toán học và thống kê (37,7%), khoa học xã hội và truyền thông (33,1%). Trong khi đó, các ngành y tế và phúc lợi (20,9%), giáo dục (21,7%), quản trị kinh doanh và luật (23,9%) có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, chủ yếu do nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực này vẫn còn tương đối cao.
Ngay cả những tiến sĩ đã tìm được việc làm cũng không tránh khỏi tình trạng lương thấp. Trong số 7.346 tiến sĩ có việc làm được khảo sát, có tới 27,6% có mức lương hàng năm dưới 40 triệu won (khoảng 701 triệu đồng), 19,8% có mức lương từ 40 đến 60 triệu won (khoảng từ hơn 700 đến hơn 1 tỷ đồng), và chỉ có 14,4% đạt mức thu nhập trên 100 triệu won (khoảng 1,7 tỷ đồng). Những con số này cho thấy, dù sở hữu học vị tiến sĩ, nhiều người vẫn phải đối mặt với tình trạng thu nhập không tương xứng với trình độ và công sức bỏ ra.
Báo cáo về tình hình thất nghiệp của tiến sĩ tại Hàn Quốc không chỉ là một hồi chuông cảnh tỉnh về thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của AI, còn đặt ra nhiều câu hỏi về hệ thống giáo dục đại học và chính sách hỗ trợ việc làm cho người có trình độ cao.
Bộ Thương mại Mỹ vừa quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tổng cộng gần 90% đối với sản phẩm dây cáp nhôm xuất khẩu từ Hàn Quốc, sau khi phát hiện sản phẩm sử dụng nguyên liệu Trung Quốc và lách luật.
Giữa bão thuế quan Mỹ - Trung, một nữ CEO ngành dệt may Trung Quốc lạc quan đối diện việc mất đơn hàng triệu đô, trích dẫn kinh điển của Jack Ma về thị trường nội địa 1.4 tỷ dân.
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Mỹ đã phát động các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc, cáo buộc ứng dụng này là mối đe dọa an ninh, nghi ngờ đánh cắp công nghệ Mỹ và rò rỉ dữ liệu người dùng.
Giữa căng thẳng thuế quan thương mại Mỹ - Trung, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, trong đó Taobao dẫn đầu xu hướng gây sốt.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.
Trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt, du khách Nhật Bản bất chấp thủ tục kiểm dịch phức tạp, mua gạo ở các siêu thị Hàn Quốc với giá rẻ hơn một nửa.