Mỹ áp thuế gần 90% lên dây cáp nhôm Hàn Quốc 'gốc' Trung Quốc
Thứ bảy, 01/03/2025 14:35 (GMT+7)
Bộ Thương mại Mỹ vừa quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tổng cộng gần 90% đối với sản phẩm dây cáp nhôm xuất khẩu từ Hàn Quốc, sau khi phát hiện sản phẩm sử dụng nguyên liệu Trung Quốc và lách luật.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) và giới công nghiệp cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới đây đã đưa ra phán quyết áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm dây điện và cáp nhôm nhập khẩu từ Hàn Quốc với mức thuế suất lần lượt là 52,79% và 33,44%. Như vậy, tổng cộng các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ phải chịu mức thuế lên tới 86,23% khi xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.
Sản phẩm dây điện và cáp nhôm của Hàn Quốc sẽ bị đánh thuế rất cao khi xuất khẩu sang Mỹ. (Ảnh: Sina)
Theo các nguồn tin, hiện có hai công ty Hàn Quốc đang xuất khẩu dây điện và cáp nhôm sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá lần này chủ yếu nhắm vào Công ty Busan Cable Engineering, một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ Trung Quốc. Trong khi đó, Công ty Taehan Electric Wire của Hàn Quốc đã chứng minh được rằng họ không sử dụng nguyên liệu thô có nguồn gốc từ Trung Quốc, và do đó đã được Mỹ miễn trừ khỏi thuế chống bán phá giá. Giới chuyên gia nhận định, các biện pháp trừng phạt thương mại mới của Mỹ dự kiến sẽ không gây ra tác động đáng kể nào đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc nói chung.
Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc rằng, các sản phẩm dây điện và cáp nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc đã tìm cách "lách luật" để nhập khẩu vào Mỹ thông qua việc gia công tại nước thứ ba. Để làm rõ vấn đề này, DOC đã tiến hành điều tra các doanh nghiệp tại Hàn Quốc, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan từ tháng 10/2023. Kết quả, Mỹ quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam.
Một quan chức của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, cuộc điều tra này đã được khởi xướng từ thời chính quyền Tổng thống Biden, không liên quan đến chính sách thương mại mới của chính quyền Trump hiện tại. Phía Hàn Quốc cũng đã tích cực trao đổi với Mỹ để làm rõ quan điểm và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Hàn Quốc, cố gắng giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Chuyên gia nhận định, nếu Mỹ tăng thêm 10% với hàng hóa Trung Quốc sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế mà cả hai quốc gia đang phải đối mặt, gây ra những hệ lụy tiêu cực cho kinh tế toàn cầu.
Thị trường trang sức vàng Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong thời gian gần đây do giá vàng leo thang và thay đổi xu hướng tiêu dùng, đẩy nhiều thương hiệu vào tình thế khó khăn.
Tổng thống Mỹ tuyên bố khả năng kéo dài thời gian xem xét áp thuế mới lên hàng hóa Mexico, Canada và đe dọa áp thuế nặng lên ô tô châu Âu, làm dấy lên lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang.
Khi cơn sốt bán vàng ở Trung Quốc bùng nổ, máy "ATM vàng" thông minh, mua bán, kiểm định tự động, thanh toán siêu tốc, thu hút người dân tò mò trải nghiệm.
Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đang hứng bão chỉ trích vì giá cả "cắt cổ", một quả chuối tại đây được bán với giá 176.000 đồng, một cốc bia 514.000 đồng. Du khách phẫn nộ, gọi đây là "sân bay đắt đỏ nhất thế giới".
Trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung leo thang, Elon Musk hạ thấp ảnh hưởng của việc Trung Quốc siết chặt xuất khẩu đất hiếm, cho rằng công nghệ chế biến mới là yếu tố quyết định.
Một chàng trai ở Bắc Kinh, Trung Quốc gây xôn xao khi tậu siêu xe Maybach S480 giá hơn 5,4 tỷ đồng để chạy dịch vụ taxi cao cấp, hé lộ chiến lược kinh doanh độc đáo và thu nhập đáng mơ ước.
Bữa sáng đơn giản của người Mỹ không còn là lựa chọn tiết kiệm khi giá cả leo thang chóng mặt. Giá trứng tăng gấp 4, kéo theo giá bữa sáng cơ bản tăng vọt, ăn ngoài đã chạm ngưỡng 20 đô.