Thu hồi viên sủi Apiroca-B có hàm lượng vitamin B2 vượt ngưỡng
Thứ sáu, 25/07/2025 11:21 (GMT+7)
Bộ Y tế vừa chính thức yêu cầu tạm dừng lưu thông sản phẩm Viên nén sủi Apiroca-B, sau khi phát hiện hàm lượng vitamin B2 trong sản phẩm vượt quá giới hạn an toàn.
Thông báo do Cục An toàn thực phẩm (Bộ
Y tế) phát đi ngày 23/7 cho biết, lô sản phẩm mang mã số 0335001, sản xuất ngày
26/3/2025, hạn sử dụng đến 26/3/2027, thuộc dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apiroca-B (viên sủi Apiroca-B) của Công ty CP Dược phẩm Apimed, đã bị yêu cầu tạm dừng lưu thông kể từ ngày 22/7/2025.
Nguyên nhân do hàm lượng vitamin B2 trong sản
phẩm lên tới 86,9 mg/viên vượt xa giới hạn cho phép theo quy chuẩn an toàn thực
phẩm. Trong khi nhiều người tiêu dùng chọn viên sủi như một lựa chọn bổ sung
nhanh và tiện lợi, thì chính sự “dư thừa” này lại là mối nguy thầm lặng nếu sử
dụng lâu dài.
Bộ Y tế vừa chính thức yêu cầu tạm dừng lưu thông sản phẩm Viên nén sủi Apiroca-B, sau khi phát hiện hàm lượng vitamin B2 trong sản phẩm vượt quá giới hạn an toàn.
Quyết định tạm dừng lưu thông không
phải đến từ một phát hiện tình cờ. Vào ngày 30/5, Đoàn kiểm tra số 3 của Cục An
toàn thực phẩm đã tiến hành lấy mẫu trực tiếp tại cơ sở kinh doanh, theo kế
hoạch giám sát chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực phẩm
chức năng.
Kết quả kiểm nghiệm được xác lập bởi Viện
Y tế công cộng TP HCM, với phiếu kiểm nghiệm số 019570/VYTCC ban hành ngày 16/7/2025,
xác nhận hàm lượng vitamin B2 vượt chuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính an
toàn và chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm bị đình chỉ được công bố và
chịu trách nhiệm bởi Công ty CP Dược phẩm Apimed, địa chỉ tại 263/9 Lý Thường
Kiệt, phường Phú Thọ, TP HCM. Còn nơi trực tiếp sản xuất là Nhà máy Dược Apimed,
chi nhánh đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu nhà máy
phải phối hợp với công ty chủ quản để tiến hành thu hồi và xử lý toàn bộ lô
hàng trong thời hạn 7 ngày. Chỉ khi được kiểm tra lại và đạt tiêu chuẩn, sản
phẩm mới được phép quay trở lại thị trường.
Trong bối cảnh thị trường thực phẩm
chức năng ngày càng sôi động, việc một sản phẩm nổi bật bị “tuýt còi” như viên sủi Apiroca-B
không chỉ là hồi chuông cảnh báo với nhà sản xuất, mà còn là bài học tỉnh táo
cho người tiêu dùng.
Nếu đang sử dụng sản phẩm này, người
tiêu dùng nên ngưng dùng ngay, kiểm tra lại thông tin trên bao bì (số lô, ngày
sản xuất) và liên hệ với nơi bán để được hướng dẫn. Tránh tâm lý hoang mang,
nhưng tuyệt đối không tiếp tục sử dụng sản phẩm có nguy cơ mất an toàn.
Dư thừa vitamin B2 - một thành phần
tưởng chừng “lành tính”, thực tế có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng
lâu dài với liều lượng không phù hợp: Rối loạn tiêu hóa, vàng nước tiểu, tổn
thương gan hoặc ảnh hưởng đến hấp thu các chất khác.
Việc sản phẩm vượt quá liều lượng an
toàn không chỉ là sai phạm về chất lượng, mà còn là hành vi gây nguy hiểm sức
khỏe cộng đồng nếu không được xử lý kịp thời.
Đây không phải lần đầu một sản phẩm
thực phẩm chức năng bị phát hiện “vượt chuẩn”, “gắn mác sức khỏe” để bán ra thị
trường. Việc kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất, công bố, kiểm nghiệm và hậu kiểm
là điều cấp thiết trong bối cảnh ngành thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phát
triển nhanh chóng, nhưng không ít sản phẩm lại thiếu kiểm soát đầu - cuối.
8 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Vạn Minh vừa bị Cục Quản lý Dược thu hồi số tiếp nhận do vi phạm công thức và ghi nhãn sai sự thật. Công ty này cũng bị tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mới.
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Bộ Y tế vừa ra lệnh đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp 13 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại Minh Khương do vi phạm nghiêm trọng về ghi nhãn, trong đó có nhiều cụm từ dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh.
Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2025 đang ghi nhận một nghịch lý thú vị: Sức mua tăng vọt nhưng số lượng nhà bán lại giảm. Mọi ánh nhìn giờ đây đang đổ dồn về TikTok Shop, cái tên đang âm thầm “lật bàn cờ” ngành mua sắm trực tuyến.
Giữa lúc thị trường mỹ phẩm đang vào mùa cao điểm, lực lượng chức năng Hà Nội bất ngờ phát hiện một lô lớn mặt nạ dưỡng da nhập lậu, với tổng số lượng lên tới 15.000 sản phẩm. Toàn bộ đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được xác định là hàng lậu.
Ngày 24/7, tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mới đây, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Chu Bá Hiện - chủ hộ kinh doanh mỹ phẩm tại phường Việt Yên, sau khi phát hiện ông này đang buôn bán hơn 2.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
8 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Vạn Minh vừa bị Cục Quản lý Dược thu hồi số tiếp nhận do vi phạm công thức và ghi nhãn sai sự thật. Công ty này cũng bị tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mới.
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Chỉ trong vài tuần gần đây, hàng loạt đường dây buôn bán, sản xuất hàng giả đã bị bóc gỡ tại TP HCM và Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lực lượng chức năng đang cho thấy thái độ không khoan nhượng trước vấn nạn hàng giả, hàng cấm. Thông điệp được phát đi rõ ràng: Xử lý tận gốc, triệt để, không ngoại lệ và tuyệt đối không có vùng cấm.