Thu hồi sữa rửa mặt Gammaphil từng được Võ Hà Linh quảng bá
Thứ hai, 14/07/2025 14:50 (GMT+7)
Một lô sữa rửa mặt Gammaphil vừa bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc do chứa chất cấm nhưng không khai báo. Điều đáng nói, trước khi sản phẩm này bị phát hiện sai phạm, KOL nổi tiếng Võ Hà Linh từng công khai quảng bá với những lời có cánh, gọi đây là “bản dupe hoàn hảo” của Cetaphil - dòng sản phẩm được ưa chuộng trong giới chăm sóc da.
Theo thông báo chính thức ngày 10/7/2025 của Cục Quản lý Dược
(Bộ Y tế), sản phẩm Gammaphil chuyên dụng, dung tích 125ml, số lô GMPA010524,
ngày sản xuất 02/05/2024, hạn dùng 02/05/2027, do DNTN sản xuất hóa mỹ phẩm
GAMMA chịu trách nhiệm, đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc.
Cục Quản lý Dược vừa thông báo đình chỉ thu hồi một lô sản phẩm Gammaphil do chứa Methylparaben và Propylparaben.
Kết quả kiểm nghiệm do Sở Y tế Yên Bái thực hiện cho thấy sản
phẩm chứa Methylparaben và Propylparaben - hai chất bảo quản không có trong bảng
thành phần công bố với Bộ Y tế. Đây là hành vi bị coi là gian lận trong khai
báo mỹ phẩm, vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành.
Trong văn bản gửi đến các Sở Y tế địa phương, Cục Quản lý Dược
yêu cầu các đơn vị thông báo ngừng sử dụng và kinh doanh ngay lập tức lô sản phẩm
nói trên, đồng thời tiến hành thu hồi, tiêu hủy và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Riêng Sở Y tế TP HCM được giao giám sát việc thu hồi và xử lý hành chính đối với
doanh nghiệp.
Điều khiến dư luận quan tâm là sản phẩm Gammaphil từng được KOL Võ Hà Linh quảng bá công khai trong một video đánh giá mỹ phẩm trên
YouTube, đăng tải từ năm 2023. Trong clip có hơn 2 triệu lượt xem, Hà Linh nhận
xét rằng sản phẩm “không chứa paraben, không xà phòng, không hương liệu”, và nhấn
mạnh Gammaphil “phù hợp với làn da cực kỳ nhạy cảm, da mụn viêm”, gần như “bản dupe hoàn hảo của
Cetaphil nhưng có giá mềm hơn,
khoảng 190.000 đồng với dung tích cực lớn 500ml”.
Không chỉ khẳng định về độ an toàn, Võ Hà Linh còn chia sẻ
trải nghiệm cá nhân từng sử dụng sản phẩm này trong quá trình điều trị mụn,
theo chỉ định từ bác sĩ da liễu. Sự kết hợp giữa uy tín cá nhân và nội dung khẳng
định đã khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn mua sản phẩm.
sản phẩm Gammaphil từng được KOL Võ Hà Linh quảng bá công khai trong một video đánh giá mỹ phẩm trên YouTube.
Tuy nhiên, ngay sau khi Gammaphil bị thu hồi, đoạn video
trên đã bị chỉnh sửa và nội dung quảng bá về sản phẩm âm thầm bị cắt bỏ. Trong
khi người tiêu dùng chưa kịp hiểu rõ bản chất vụ việc, kênh YouTube Ha Linh
Official vẫn chưa có lời giải thích hay động thái minh bạch nào đối với hàng
ngàn người theo dõi.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Công ty GAMMA bị Bộ Y tế
yêu cầu thu hồi sản phẩm. Trước đó, vào ngày 27/5, một sản phẩm khác là Adaphil
Gentle Skin Cleanser cũng bị đình chỉ vì lý do tương tự: chứa chất không khai
báo. Tháng 10/2024, sản phẩm Cerina của hãng này cũng bị thu hồi do vi phạm quy
định về thành phần.
Một doanh nghiệp mỹ phẩm liên tục bị phát hiện gian dối,
nhưng vẫn được giới thiệu trên kênh truyền thông của những người có ảnh hưởng,
đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của KOL trong quảng bá sản phẩm tiêu dùng, đặc
biệt là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, làn da.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, việc khai
báo sai thành phần không chỉ là vi phạm hành chính, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng - đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm
hoặc đang điều trị da liễu.
Dư luận hiện đang đặt ra câu hỏi: Một sản phẩm có giá chỉ bằng
một nửa hàng ngoại, thành phần tương đương, hiệu quả tương tự, lại được ca ngợi
quá mức, liệu có xứng
đáng nhận được niềm tin tuyệt đối từ người tiêu dùng?
Trách nhiệm không chỉ thuộc về nhà sản xuất hay đơn vị phân
phối, mà còn đặt lên vai những người có ảnh hưởng, những người đang nắm giữ quyền dẫn dắt
xu hướng tiêu dùng, đặc biệt trong thời đại mà mỗi lượt chia sẻ, mỗi link gắn
kèm sản phẩm có thể chuyển hóa thành hàng ngàn đơn hàng.
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi quá trình thu hồi
và xử lý vi phạm đối với sản phẩm Gammaphil. Người tiêu dùng được khuyến cáo
nên tra cứu thông tin sản phẩm trên các kênh chính thống và cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi tin tưởng vào những nội dung quảng bá trên mạng xã hội.
Tối 19/6, TikToker Võ Hà Linh đăng tải hình ảnh thư mời tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa - phát động chương trình tích xanh trách nhiệm thương mại điện tử.
Từ những lời giới thiệu trong các video “review chân thật”, đến các buổi livestream bán hàng triệu views, giới KOL, KOC đang giữ vai trò quan trọng trong hành vi tiêu dùng, thậm chí biến thành thế lực thao túng dư luận, làm méo mó thị trường.
Theo một nguồn tin, phiên livestream của Võ Hà Linh năm 2023 từng đạt 327.000 đơn trên sàn S, doanh thu có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nếu hoa hồng 10%, cô có thể thu về 10 tỷ đồng.
Hơn 1.750 con lợn, tương đương hơn 100 tấn, đã bị tiêu hủy tại Quảng Trị do nhiễm dịch tả châu Phi. Dịch bệnh lan nhanh, nhiều địa phương vẫn chưa kiểm soát được, trong khi lực lượng thú y cơ sở đang thiếu nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng phát hiện hơn 13 tấn chân gà bị ngâm tẩy bằng hóa chất tại kho đông lạnh Thanh Bình (Thanh Hóa), chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ.
Một người phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau làm thủ thuật tại cơ sở thẩm mỹ không phép. Vụ việc hé lộ chuỗi sai phạm nghiêm trọng, khi dịch vụ y tế “chui” vẫn ngang nhiên hoạt động giữa trung tâm thành phố Hải Phòng.
Người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý khi một mặt hàng có thương hiệu được bán với giá rất thấp, vì đây là một trong yếu tố hàng đầu để nghi ngờ hàng giả.
Một xe tải chở 190 con lợn không giấy tờ, xét nghiệm dương tính với dịch tả châu Phi vừa bị phát hiện trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát đang hiện hữu.