Thu hồi hai lô dầu gội chứa chất diệt côn trùng, ‘ẩn mình’ trong nhà thuốc
Thứ năm, 17/07/2025 11:10 (GMT+7)
Hai lô dầu gội chứa Permethrin - hoạt chất diệt côn trùng vừa bị Bộ Y tế thu hồi toàn quốc sau khi phát hiện tại nhà thuốc.
Ngày 16/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chính thức ra thông
báo đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với hai lô dầu gội đầu chứa hoạt
chất Permethrin - một loại thuốc thuộc nhóm diệt côn trùng Pyrethroid, thường
dùng để xử lý rận, bọ chét trên da hoặc trong thú y. Tuy nhiên, theo quy định,
Permethrin không được phép tồn tại trong công thức sản phẩm được phân loại là mỹ
phẩm.
Sản phẩm Dầu gội đầu Y lang chí.
Sản phẩm đầu tiên là Dầu gội đầu Y lang chí, loại hộp 1 chai
100ml, số lô: 011024:1. Mẫu sản phẩm này được Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ
phẩm và thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái lấy trực tiếp tại một nhà thuốc
trên địa bàn.
Trên bao bì, sản phẩm ghi rõ hình ảnh “con chí” và nội dung
liên quan đến công dụng làm sạch chí, cho thấy dấu hiệu không đúng với khái niệm
mỹ phẩm theo quy định. Đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị
trường là Công ty cổ phần Nam Đô (TP HCM).
Điều đáng nói, phiếu công bố sản phẩm do Sở Y tế TP HCM cấp
lại cho phép công ty đưa vào công thức thành phần “Permethrin”. Chính điểm này
khiến cơ quan chuyên môn xác định, sản phẩm không đủ điều kiện được coi là mỹ
phẩm.
Dầu gội đầu Newgi.C trị chí.
Không lâu sau, một sản phẩm tương tự cũng bị “tuýt còi”. Đó
là Dầu gội đầu Newgi.C, số lô 010324, hộp 1 chai 100ml, sản xuất bởi Công ty cổ
phần dược phẩm Phương Nam (Cần Thơ). Mẫu cũng được phát hiện tại nhà thuốc trên
địa bàn tỉnh Yên Bái, có công thức chứa Permethrin 0,02% và ghi công dụng “làm
sạch chí”.
Một lần nữa, sản phẩm bị xác định không phải là mỹ phẩm và
buộc phải thu hồi ngay.
Theo ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
Permethrin là hoạt chất được WHO liệt kê vào danh sách thuốc thiết yếu, nhưng
thuộc nhóm thuốc diệt côn trùng, có chỉ định nghiêm ngặt và không được tùy tiện
sử dụng trong mỹ phẩm.
Dù có thể được kê đơn trong một số loại thuốc điều trị chấy
rận, nhưng nếu không qua quy trình cấp phép dược phẩm nghiêm ngặt, việc sử dụng
Permethrin trong sản phẩm thương mại, đặc biệt gắn mác “mỹ phẩm”, là vi phạm
pháp luật.
“Đây là vấn đề nghiêm trọng vì người tiêu dùng tin rằng họ
đang dùng sản phẩm chăm sóc tóc thông thường, nhưng thực tế lại đang tiếp xúc với
chất có thể gây hại nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc kéo dài”, ông Hùng
nhấn mạnh.
Không chỉ dừng lại ở dầu gội, chỉ một ngày trước đó (15/7),
Cục Quản lý Dược cũng ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi lô sản phẩm sữa
chống nắng DSK UV - số lô 2308008, do Công ty Cổ phần Dược phẩm VShine đưa ra
thị trường, sản xuất tại Công ty Dược mỹ phẩm Kosna Việt Nam (Hà Nội).
Nguyên nhân
do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn giới hạn vi sinh vật - yếu tố có thể
gây kích ứng, dị ứng hoặc thậm chí nhiễm trùng khi sử dụng trên da mặt.
Mẫu sản phẩm được kiểm nghiệm từ một nhà thuốc tại TP Ninh
Bình, sau đó gửi tới Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Kết quả: vi phạm chất
lượng, buộc thu hồi trên toàn quốc.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế địa phương giám sát
nghiêm túc quá trình thu hồi, tiêu hủy và xử lý vi phạm. Đồng thời, doanh nghiệp
phải gửi báo cáo kết quả thu hồi về Bộ Y tế trước ngày 11/8/2025.
Những vụ việc liên tiếp đặt ra câu hỏi nghiêm túc về lỗ hổng
kiểm soát sản phẩm chăm sóc cá nhân hiện nay, đặc biệt trong khâu phân loại, cấp
phép và hậu kiểm.
Người tiêu dùng ngày nay cần nhiều hơn những lời khẳng định
“chất lượng” hay “đã được cấp phép” trên bao bì sản phẩm. Bởi khi một sản phẩm
gắn nhãn “mỹ phẩm”, xuất hiện công khai tại nhà thuốc - nơi đáng lẽ phải an
toàn nhất - lại chứa chất diệt côn trùng, thì niềm tin đang bị đánh đổi bằng rủi
ro sức khỏe.
Từ ngày 6/5 đến nay, cơ quan chức năng đã thu hồi 4 lô mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo gồm: Dầu gội Hanayuki, Kem chống nắng toàn thân, Dầu xả Hanayuki Conditioner và Mặt nạ G-Thera Amino Anti- Wrinkle Mask.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy toàn quốc hai lô mỹ phẩm do vi phạm nghiêm trọng các quy định về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm.
Ca sĩ Đoàn Di Băng đã chính thức lên tiếng về thông tin lô sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo thuộc công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group do chồng cô là ông Nguyễn Quốc Vũ làm đại diện pháp luật, bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc.
Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi toàn bộ lô cam thảo vi phạm chất lượng do một công ty ở Hà Nội sản xuất, cảnh báo mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc bị phát hiện đang trên đường vận chuyển ở Lạng Sơn. Tại Quảng Ninh, một công ty cũng bị phát hiện kinh doanh 90kg mực nhập lậu, không có giấy tờ hợp lệ. Hai vụ việc nối tiếp nhau cho thấy vấn nạn thực phẩm trôi nổi, không kiểm dịch vẫn âm thầm len lỏi trên thị trường.
Trong bối cảnh cả nước đang triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cập nhật địa giới hành chính mới, người nộp thuế cần đặc biệt cảnh giác với những chiêu lừa đảo tinh vi. Cục Thuế đã phát đi cảnh báo khẩn, kèm theo 5 khuyến cáo cụ thể giúp người dân không “sập bẫy”.
Sau khi Bộ Y tế xác định “Dầu phong thấp Trường Thọ” là thuốc giả, không đủ điều kiện sản xuất và tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế Nghệ An và Thanh Hóa đã đồng loạt phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu ngừng sử dụng và tiêu hủy loại thuốc này.
Bày hàng loạt túi xách, ví, kính mắt… giả mạo các thương hiệu đình đám như Gucci, Dior, Chanel ngay giữa trung tâm Đà Nẵng, một cửa hàng thời trang vừa bị xử phạt hơn 100 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng nhái.
MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì quảng cáo sai sự thật về sản phẩm sữa dinh dưỡng Hiup 27. Đây là mức phạt cao nhất trong loạt vi phạm liên quan đến quảng cáo thực phẩm của các KOL thời gian qua.