Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược
Thứ tư, 19/03/2025 13:45 (GMT+7)
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước.
Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển
Đây không chỉ là một tuyên bố chính trị mạnh mẽ, mà còn là một lời hiệu triệu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của KTTN, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Tổng Bí thư khẳng định rằng KTTN không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, khu vực này đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm, cho thấy vai trò không thể thay thế. Đặc biệt, bài viết đề ra tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, khi KTTN dự kiến đóng góp 70% GDP, với nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị quốc tế.
Kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch
Bên cạnh việc khẳng định vai trò của KTTN, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tầm nhìn này. Trước hết, cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, minh bạch và công bằng, đảm bảo môi trường kinh doanh không có sự phân biệt giữa KTTN, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ quốc tế – nhìn từ mô hình Đông Bắc Á
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong bài viết là định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, tạo ra những "người khổng lồ" kinh tế có khả năng dẫn dắt sự phát triển của đất nước. Đây chính là chiến lược mà các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã thực hiện thành công.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Tại Hàn Quốc, từ thập niên 1960-1980, Chính phủ đã hỗ trợ các chaebol như Samsung, Hyundai, LG thông qua chính sách tài chính ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu và đổi mới công nghệ, biến những tập đoàn này thành trụ cột của nền kinh tế. Nhật Bản cũng áp dụng mô hình keiretsu, với các tập đoàn như Toyota, Mitsubishi, Hitachi, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất, tài chính và công nghệ. Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent, Huawei, giúp họ vươn lên trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Điểm chung của các quốc gia này là nhà nước không chỉ điều tiết, mà còn chủ động kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ, từ đó tạo ra sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Định hướng của Việt Nam trong bài viết của Tổng Bí thư cho thấy một chiến lược tương tự, nhằm xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, gia tăng ảnh hưởng trên thị trường khu vực và toàn cầu.
Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số – động lực của nền kinh tế hiện đại
Cùng với việc phát triển các tập đoàn lớn, bài viết cũng nhấn mạnh vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dữ liệu lớn (Big Data) và thương mại điện tử. Đây là những trụ cột của nền kinh tế số, giúp tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nhìn vào mô hình Đông Bắc Á, có thể thấy các nước này đều thành công nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc đã trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ của Alibaba, Tencent, ByteDance, Huawei, nhờ sự hỗ trợ về chính sách và tài chính. Hàn Quốc đầu tư mạnh vào R&D, giúp Samsung và LG trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Nhật Bản từ lâu đã đi tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, với sự hỗ trợ của Chính phủ trong các lĩnh vực robotics, ô tô, điện tử.
Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm hoàn toàn phù hợp với xu hướng này, khi tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao, giúp doanh nghiệp tư nhân hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ không chỉ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo trong khu vực tư nhân.
Cải cách hành chính – Điều kiện tiên quyết để KTTN bứt phá
Bên cạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và đổi mới sáng tạo, bài viết cũng nhấn mạnh cải cách hành chính mạnh mẽ, đơn giản hóa thủ tục và xây dựng nền hành chính phục vụ doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, khi một bộ máy hành chính hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và tạo động lực cho khu vực tư nhân phát triển.
Các quốc gia Đông Bắc Á đều thành công nhờ xây dựng hệ thống hành chính tinh gọn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Nhật Bản có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh các chính sách khuyến khích. Hàn Quốc từ đầu những năm 2000 đã đẩy mạnh chính phủ điện tử, giúp giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ pháp luật. Trung Quốc liên tục cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận vốn và thị trường. Việt Nam cũng đang đi theo hướng này với chính phủ điện tử, số hóa thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển mạnh mẽ hơn.
Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình Đông Bắc Á. Việc xây dựng các tập đoàn tư nhân lớn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải cách hành chính là những yếu tố quyết định để Việt Nam tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nếu được thực thi quyết liệt, những chính sách này sẽ trở thành động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, mở ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và vươn mình ra thế giới. Tất cả vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc.
Trong cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, GS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đã chia sẻ góc nhìn về những rào cản, cơ hội và hướng đi giúp kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân. Tại cuộc họp, Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) vừa đề xuất Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN), nhằm giảm thuế cho toàn bộ khu vực DNNVV.
Dự án thành phần đoạn Hòa Liên-Túy Loan, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Hoài Nhơn-Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành trong năm nay.
Trong hai ngày, 19/3 tại Hà Nội và 21/3 tại TP HCM, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) sẽ tổ chức tập huấn với chủ đề “Phương pháp phân tích thị trường và xây dựng ý tưởng giao dịch” cho các thành viên kinh doanh, thành viên môi giới trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam.
Trước tình trạng lừa đảo tài chính gia tăng mạnh, các ngân hàng liên tục phát đi cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Fanpage của Tập đoàn Bamboo Capital vừa thông báo ông Kou Kok Yiow (Chris) – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital – đã đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi. Tang lễ được tổ chức tại Singapore.
Chỉ trong chưa đầy một năm, Laopu Gold đã trở thành một hiện tượng, giúp nhà sáng lập Xu Gaoming từ một cựu nhân viên ngành thủy sản vươn lên hàng tỷ phú với khối tài sản 9 tỷ USD.