Quang Linh Vlogs: ‘Kẹo Kera không thể thay thế rau xanh'
Quang Linh Vlogs khẳng định chưa từng tuyên bố kẹo Kera có thể thay thế rau xanh. Đây chỉ là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, không thể thay thế rau trong chế độ ăn hàng ngày.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục về tội Sản xuất hàng giả.
Tối 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án Sản xuất hàng giả xảy ra tại Công ty Asia Life và Công ty Chị em rọt xảy ra tại TP HCM và Đắk Lắk.
Trong đó, cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với Nguyễn Phong (SN 1986), Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Asia life, địa chỉ thường trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lê Tuấn Linh (SN 1989), Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt, địa chỉ thường trú tại TP Thủ Đức, TP HCM. Lê Thành Công (SN 1989), thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt, trú tại TP Thủ Đức, TP HCM. Phạm Quang Linh, còn gọi là Quang Linh Vlogs (SN 1998), thành viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt, chỗ ở hiện nay tại Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Nguyễn Thị Thái Hằng, còn gọi là Hằng Du Mục (SN 1995), Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Chị em rọt, chỗ ở hiện nay tại Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
Quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã xác định các bị can có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự.
Căn cứ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và bắt, tạm giam đối với 5 bị can.
Vụ việc đang tiếp tục được xác minh, điều tra làm rõ.
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả gồm:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn:
+ Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa;
+ Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác;
+ Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.