Bộ Y tế 'siết' kê đơn kèm sữa, thực phẩm chức năng trong bệnh viện
Chủ nhật, 20/04/2025 14:04 (GMT+7)
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện và sở y tế rà soát việc kê đơn kèm sữa, thực phẩm chức năng, báo cáo kết quả trước ngày 24/4.
Các sản phẩm sữa giả trong đường dây vừa được phát hiện. Ảnh: VTV
Ngày 20/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký văn bản đề nghị bệnh viện, sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời báo cáo thực hiện, kết quả xử lý vi phạm (nếu có) về Bộ trước ngày 24/4.
Theo Bộ Y tế, các bệnh viện, đơn vị y tế cần khẩn trương rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có kèm các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định nếu phát hiện vi phạm.
Đồng thời, tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong hoạt động khám chữa bệnh như: Kê đơn, chỉ định thuốc chưa được cấp phép lưu hành; lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế; gợi ý chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác để trục lợi; lợi dụng kê đơn để vụ lợi; quảng cáo thuốc chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc sai lệch so với nội dung đã được cấp phép.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt là sữa giả đã bị cơ quan chức năng phát hiện), thực phẩm chức năng cho người bệnh và người nhà; đồng thời bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện tuân thủ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và hướng dẫn chuyên môn của Bộ.
Đặc biệt, Bộ Y tế chỉ đạo, xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm; đồng thời tăng cường quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật, thông tin kịp thời để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế , người bệnh, người nhà và người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.
"Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai các nội dung trên và báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả xử lý vi phạm (nếu có) về Bộ Y tế, qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 24/4", văn bản nêu rõ.
Trao đổi với báo chí xung quanh việc một số bệnh viện đã đấu thầu mua phải sữa giả để phục vụ công tác dinh dưỡng cho người bệnh, ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, nêu rõ, các bệnh viện phải kiểm tra, rà soát lại, bao gồm cả việc bán cho ai, khi nào… Nếu việc sử dụng thực phẩm liên quan đến dùng sữa giả, thuốc giả mà ảnh hưởng đến sức khỏe thì cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh.
Hôm 12/4, Bộ Công an thông tin triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Số lượng lớn sữa giả được bán công khai ở nhiều nơi trong hơn 4 năm qua.
Trong diễn biến liên quan, mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cũng thông báo dừng tư vấn cho bệnh nhân sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, Hapomil do phát hiện các nhãn sữa này thuộc công ty trong đường dây sữa giả sản xuất.
Sau vụ sữa giả lọt vào bệnh viện, Sở Y tế TP HCM đã có công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện báo cáo tình hình các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng giả đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Truy nguồn sữa giả lọt vào bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu toàn hệ thống bệnh viện rà soát. Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm, thu hồi triệt để các loại sữa vi phạm.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.
Sau vụ sữa giả lọt vào bệnh viện, Sở Y tế TP HCM đã có công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện báo cáo tình hình các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng giả đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Nếu khách hàng nào mua vàng với giá 120 triệu đồng/lượng vào 18/4, đến hôm nay các tiệm chỉ thu mua lại với giá 112 triệu đồng/lượng, tức đã lỗ tới 8 triệu đồng/lượng.
Sau khi công an Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn với tổng giao dịch lên đến hàng trăm tỷ đồng, thị trường dược phẩm và thực phẩm chức năng online lập tức “rung chuyển”. Nhiều sản phẩm từng rao bán rầm rộ trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử bỗng dưng biến mất.
Truy nguồn sữa giả lọt vào bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu toàn hệ thống bệnh viện rà soát. Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm, thu hồi triệt để các loại sữa vi phạm.
Ngày 19/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát đi công văn hỏa tốc gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế ngành, yêu cầu khẩn trương rà soát và ngừng ngay việc lưu hành, sử dụng 4 loại thuốc giả mạo giấy phép lưu hành đang xuất hiện trên thị trường.