Truy nguồn sữa giả lọt vào bệnh viện: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn hệ thống
Chủ nhật, 20/04/2025 00:07 (GMT+7)
Truy nguồn sữa giả lọt vào bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu toàn hệ thống bệnh viện rà soát. Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm, thu hồi triệt để các loại sữa vi phạm.
Trong bối cảnh một số sản phẩm sữa giả lọt vào bệnh viện và được sử dụng cho bệnh nhân, Bộ Y tế vừa yêu cầu các cơ sở
khám chữa bệnh trên toàn quốc khẩn trương rà soát toàn bộ sản phẩm sữa và thực
phẩm dinh dưỡng đang tư vấn, kê đơn cho người bệnh.
“Phải xác định rõ sản phẩm đã dùng từ
thời điểm nào, dùng cho nhóm bệnh nhân nào, đồng thời thông tin lại cho người
bệnh. Nếu có phát sinh vấn đề sức khỏe liên quan, cơ sở y tế phải chịu trách
nhiệm tư vấn”, TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, nhấn mạnh tại
Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện khu vực phía Bắc, ngày 18 - 19/4.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh
Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy
mô lớn, làm giả tới 573 nhãn hiệu sữa dành cho người tiểu đường, suy thận, phụ
nữ mang thai, trẻ sinh non... với doanh thu gần 500 tỷ đồng.
Đáng lo ngại, một số sản phẩm của
doanh nghiệp sản xuất hàng giả đã lọt vào các bệnh viện thông qua đấu thầu rộng
rãi. Điển hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Kạn đã thông báo dừng tư vấn, thu hồi các sản phẩm như Hofumil Gold Plus,
Hapomil sau khi phát hiện chúng liên quan đến công ty đang bị điều tra.
Loại sữa mà bệnh nhân sử dụng tại Bệnh viện 108 (ảnh trái) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (ảnh phải). Ảnh: Bệnh nhân cung cấp
Rà soát toàn diện, xử lý nghiêm sai phạm
Theo Bộ Y tế, việc sữa giả len lỏi vào
bệnh viện cho thấy lỗ hổng trong quản lý chất lượng đấu thầu và quy trình kiểm
soát sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu các địa phương tăng cường hậu
kiểm, siết quản lý sản phẩm tự công bố hoặc đăng ký công bố chất lượng, đồng
thời rà soát kỹ các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng bán hàng - nơi sữa giả từng
được quảng cáo rầm rộ.
Bộ Y tế cũng lưu ý người dân nhận diện
các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo, như việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, cam kết
chữa khỏi bệnh, hoặc thiếu dòng cảnh báo bắt buộc “Thực phẩm này không phải là
thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Về phía các bệnh viện, đại diện một số
đơn vị khẳng định họ đã thực hiện đầy đủ quy trình đấu thầu, và chỉ phát hiện
nghi vấn sau khi có thông tin từ cơ quan chức năng. Các bệnh viện này cũng
khẳng định, nếu kết luận điều tra xác định sản phẩm là hàng giả, họ cũng là bên
bị hại và sẽ đồng hành cùng người bệnh để đòi lại quyền lợi.
Chỉ đạo nóng từ Thủ tướng Chính phủ
Liên quan vụ việc, Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính đã ban hành công điện yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra,
làm rõ và xử lý nghiêm minh hành vi sản xuất, buôn bán sữa và thuốc giả. Đồng
thời, Bộ Y tế được giao phối hợp chặt chẽ trong quá trình điều tra, bảo vệ
quyền lợi và sức khỏe người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu thu hồi triệt
để các loại sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã phát hiện, ngăn chặn kịp
thời sự lây lan trên thị trường và giảm thiểu nguy cơ cho người sử dụng.
Dự kiến đầu tuần tới, Bộ Y tế sẽ có
văn bản chính thức yêu cầu giám đốc các bệnh viện kiểm tra, chấn chỉnh quy
trình kê đơn, tư vấn sản phẩm và siết chặt hoạt động cung ứng dịch vụ trong
bệnh viện. Người đứng đầu đơn vị sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra
sai phạm.
“Quan điểm của Bộ là không có vùng
cấm, không bao che cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nếu vi phạm”, ông Hà Anh
Đức nhấn mạnh.
Ngay sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn có liên quan đến Công ty Rance Pharma, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương rà soát và tạm dừng sử dụng sản phẩm sữa Hapomil để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.
Ngày 19/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát đi công văn hỏa tốc gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế ngành, yêu cầu khẩn trương rà soát và ngừng ngay việc lưu hành, sử dụng 4 loại thuốc giả mạo giấy phép lưu hành đang xuất hiện trên thị trường.
Công an Hà Nội vừa phát cảnh báo khẩn về thủ đoạn lừa đảo đặt phòng khách sạn, homestay qua mạng. Kẻ gian giả mạo fanpage, livestream khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền cọc của du khách.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Cần Thơ tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng sữa sau khi phát hiện 3 mẫu sữa lưu hành trên thị trường không đạt tiêu chuẩn. Hồ sơ vi phạm đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.
Ngay sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn có liên quan đến Công ty Rance Pharma, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương rà soát và tạm dừng sử dụng sản phẩm sữa Hapomil để đảm bảo an toàn cho người bệnh.