Ninh Bình: Phát hiện 100kg ruốc gà không nguồn gốc
Thứ hai, 12/05/2025 09:37 (GMT+7)
Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra và xử lý một vụ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Nho Quan, thu giữ 100kg ruốc gà không hóa đơn chứng từ.
Ngày 12/5,
thông tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, hưởng
ứng “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2025, lực lượng quản lý thị trường
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện
và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm.
Trong đợt cao điểm này, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2
đã tiến hành kiểm tra cửa hàng H.M - hộ kinh doanh B.T.T.H, có địa chỉ tại phố
Tân Lập, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Lực lượng chức năng phát hiện 100kg ruốc gà không rõ nguồn gốc đang được bày bán tại hộ kinh doanh tại phố Tân Lập, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Tại thời điểm kiểm tra (ngày 9/5), lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng đang bày bán
100kg ruốc gà đóng trong các túi nilon trắng. Toàn bộ số hàng không có nhãn mác, không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng hay thông tin đơn vị sản xuất. Chủ cơ
sở cũng không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào liên quan như hóa
đơn, hợp đồng mua bán, hay chứng từ chứng minh nguồn gốc lô hàng.
Theo ước tính, lô ruốc gà có giá trị khoảng 13 triệu đồng.
Ngay sau đó, Đội trưởng Đội QLTT số 2 đã ban hành Quyết định
xử phạt hộ kinh doanh B.T.T.H số tiền 12 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng
hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, toàn bộ 100kg ruốc gà vi phạm bị buộc
tiêu hủy theo đúng quy định pháp luật.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện gần 1,5 tấn xúc xích đông lạnh do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Số hàng này được thu mua trôi nổi và chuẩn bị đưa vào tiêu thụ tại Thủ đô.
Kinh doanh lòng se điếu không rõ nguồn gốc, nếu gây hại sức khỏe, có thể bị phạt hàng tỷ đồng, thậm chí ngồi tù đến chung thân theo Bộ luật Hình sự 2015.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Ngày 13/6, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, lực lượng CSGT Hà Tĩnh kiểm tra xe khách chạy tuyến Quảng Ninh - Vĩnh Phúc, phát hiện 240kg chả mực đông lạnh không rõ nguồn gốc được vận chuyển trong đêm. Vụ việc đang được bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về gian lận thương mại, hàng giả, quảng cáo sai sự thật. Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) đang nỗ lực đổi mới toàn diện để bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người dân.
Trước thực trạng xuất hiện nhiều loại tiền giả mệnh giá lớn, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa phát đi thông báo cảnh báo người dân, đồng thời hướng dẫn cụ thể cách phân biệt giữa tiền thật và tiền giả mệnh giá 500.000 đồng qua chất liệu, hình ảnh, kỹ thuật in ấn và phản ứng dưới ánh sáng.
Đêm 12/6, đoàn liên ngành TP Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất công tác giết mổ lợn tại Chi nhánh NM3 của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, đặt tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ). Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần cơ sở này bị đưa vào diện kiểm tra giám sát.
Gần 80 tấn chất lỏng màu đen nghi là dầu FO không có hóa đơn chứng từ, trị giá hơn 1 tỷ đồng, vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bình Định phát hiện khi đang trên đường vận chuyển từ Vũng Tàu ra miền Trung để tiêu thụ.
Hơn 68 tấn nội tạng và thịt động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ hợp lệ, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại nhiều kho lạnh ở các quận huyện trên địa bàn TP HCM.