Hà Giang: Phát hiện 29 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trong một ngày
Thứ sáu, 16/05/2025 10:20 (GMT+7)
Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đã liên tiếp phát hiện hai vụ vận chuyển số lượng lớn thực phẩm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, với tổng khối lượng lên đến 29 tấn.
Cụ thể, ngày
14/5, lực lượng chức năng đã phát hiện xe tải biển kiểm soát 23C-033.49
đang tiêu thụ hàng tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ. Tiến hành kiểm tra, cảnh
sát xác định người điều khiển phương tiện là ông Nguyễn Kim Bằng (SN 1989), trú
tại xã Ngọc Đường, TP Hà Giang là nhân viên Cửa hàng kinh doanh thực phẩm đông lạnh Dân Huế (phường Trần Phú, TP Hà Giang).
Số hàng hóa đông lạnh đang trên đường vận chuyển bị bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Hà Giang
Thời điểm kiểm tra, trên xe đang vận chuyển hơn 5 tấn thực
phẩm đông lạnh, bao gồm: Cá nục, cá chim, cá cơm, đùi gà và gà nguyên con. Ông
Bằng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc lô hàng, đồng
thời khai nhận số hàng được vận chuyển từ kho của Cửa hàng Dân Huế.
Mở rộng kiểm tra tại kho hàng của cơ sở này, lực lượng chức
năng phát hiện thêm hơn 23 tấn thực phẩm đông lạnh, trong đó có 5,6 tấn cá cơm,
4,2 tấn cá chim, 3,5 tấn gà nguyên con xuất xứ Hàn Quốc và 9,6 tấn đùi gà Mỹ.
Chủ cửa hàng, ông Nguyễn Minh Dân, khai nhận đã mua số hàng trên từ nhiều đơn vị
trong nước để bán lại kiếm lời nhưng không xuất trình được đầy đủ chứng từ hợp
lệ.
Tổ công tác Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra kho hàng thực phẩm đông lạnh cửa hàng Dân Huế. Ảnh: Công an tỉnh Hà Giang
Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện
cùng toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đến tối cùng ngày, Phòng Cảnh sát Kinh tế tiếp tục phát hiện
một vụ việc khác trên Quốc lộ 2, đoạn từ Cửa khẩu Thanh Thủy về TP Hà Giang. Tại
đây, lực lượng chức năng kiểm tra xe tải BKS 19C-233.48 do ông Lý Tiến Công (SN
1989, trú tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) điều khiển. Trên xe đang vận
chuyển gần 1 tấn xúc xích các loại có nguồn gốc Trung Quốc nhưng không kèm theo
bất kỳ hóa đơn, chứng từ hợp pháp nào.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật
và phương tiện để tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định.
Chỉ trong hai ngày, lực lượng chức năng tại Hà Nội và Vĩnh Phúc đã phát hiện và xử lý hơn 1,5 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số hàng vi phạm đã bị lập biên bản, xử phạt và tiêu hủy theo quy định.
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và xử lý gần 1,2 tấn hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Gần 500kg chân gà và đuôi lợn đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đã bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phát hiện và thu giữ.
Từ ngày 19/6/2025, Shopee Việt Nam sẽ không còn chấp nhận yêu cầu trả hàng hoặc hoàn tiền với lý do “không còn nhu cầu” đối với các đơn hàng không thuộc Shopee Mall.
Bắt đầu từ năm 2027, người hút thuốc lá, xì gà tại Việt Nam sẽ phải trả thêm hàng chục nghìn đồng do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới được Quốc hội thông qua. Đây là một phần trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách.
Shopee tăng phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn khiến tiểu thương chật vật xoay xở, yến chưng “giá rẻ như cho” tràn lan tiềm ẩn rủi ro sức khỏe, trong khi đó vải thiều Việt bất ngờ lên Amazon Nhật với giá hơn 500.000 đồng/kg… là những tin tiêu dùng đáng chú ý tuần qua.
Công ty Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sai lệch, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Đây là kết quả sau quá trình kiểm tra liên ngành đối với sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo.
Từ ngày 1/7, Shopee sẽ chính thức áp dụng khoản phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn hàng. Thông tin vừa công bố đã khiến nhiều tiểu thương, chủ shop nhỏ trên sàn này "đứng ngồi không yên" vì lo ngại biên lợi nhuận vốn đã mỏng nay càng teo tóp.
Hàng nghìn sản phẩm sữa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu mang nhãn hiệu nổi tiếng từ Đức vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện tại một kho hàng nằm trên tầng cao của tòa nhà số 62 phố Bạch Mai, nơi vốn được thuê làm địa điểm giao dịch ngân hàng.
Hàng nghìn tuýp thuốc nhập lậu, hàng trăm sản phẩm thời trang giả mạo thương hiệu nổi tiếng và loạt hàng hóa không rõ nguồn gốc tại Quảng Ninh và Kiên Giang vừa bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.