Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chủ nhật, 23/03/2025 12:41 (GMT+7)
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/3/2025 giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 21/3/2025.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ có trách nhiệm rà soát, đề xuất việc bãi bỏ Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
*Ngày 03/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước chuyên trách, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng quản trị doanh nghiệp nhà nước góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cơ bản thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý tăng trưởng tốt, tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn còn có một số vấn đề hạn chế khiến cho mô hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động còn mang tính chất hành chính, không đạt được mục tiêu và kỳ vọng khi thành lập. Theo đó, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã đưa ra chủ trương kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
Trước khi rời Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, doanh thu hợp nhất 2024 của Vietnam Airlines ước đạt 114.741 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 7.324 tỷ đồng. Trong khi đó, Vinafood1 lại chật vật với các chi phí tài chính phình to khiến chỉ tiêu về lợi nhuận co lại.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của 19 “ông lớn” tập đoàn, tổng công ty nhà nước trước khi chuyển giao về các bộ ngành quản lý đã phản ánh bức tranh sức khoẻ tài chính đa dạng của từng doanh nghiệp/nhóm ngành.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với nền tảng chính trị vững chắc, hệ thống pháp lý đồng bộ và thực tiễn phát triển đầy tiềm năng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần thu hút nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính quốc tế.
Mặc dù theo quy luật mùa vụ các năm và thời điểm Tết nguyên đán, tín dụng đầu năm thường giảm nhưng tăng trưởng tín dụng đầu năm 2025 có dấu hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2024
Thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng trở lại trong năm 2025, nhờ vào tâm lý nhà đầu tư được cải thiện, chi phí vay giảm, và hoạt động giao dịch gia tăng trên các phân khúc chính.
Mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và các tập đoàn lớn không còn gì xa lạ trên thị trường. Những tập đoàn này sẽ nắm giữ lượng lớn cổ phần, hoặc giữ các vị trí cấp cao trong ngân hàng, và thường sẽ được "ưu ái" trong các trường hợp tài trợ vốn.
Ngày 21/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tỉnh khu vực 13 gồm Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Trà Vinh.