33 người nghi ngộ độc, Bộ Y tế yêu cầu điều tra nguồn thực phẩm
Thứ tư, 09/04/2025 10:55 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp tổ chức điều tra nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp.
Ngày 9/4, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm
(Bộ Y tế) cho biết đã nhận được báo cáo sơ bộ của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ
nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp.
Trước
tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế
tỉnh Đồng Tháp, yêu cầu tổ chức điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc thực
phẩm, lấy mẫu bệnh phẩm và thực phẩm còn lại (nếu có) để xét nghiệm. Đồng thời,
tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn nếu phát hiện nguy cơ tiếp tục gây
hại; xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) và công khai kết quả để cảnh báo kịp thời
cho cộng đồng.
Bộ
Y tế cũng đề nghị địa phương tăng cường kiểm tra các bếp ăn tập thể, cơ sở cung
cấp suất ăn công nghiệp, đặc biệt trong các chương trình có đông học sinh tham
dự. Việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, vận
chuyển và lưu mẫu là yêu cầu bắt buộc nhằm ngăn chặn các sự cố tương tự có thể
xảy ra.
33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên tham gia Ngày hội STEM tại Trường Đại học Đồng Tháp phải nhập viện cấp cứu do có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Đại học Đồng Tháp
Trước đó, chiều 6/4, 33 học sinh, giáo viên
và tình nguyện viên tham gia Ngày hội STEM tại Trường Đại học Đồng Tháp phải nhập
viện cấp cứu do có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm (Bộ
Y tế) đã yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm để điều tra làm rõ nguyên nhân.
Theo
báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, sự việc xảy ra vào trưa 6/4, trong khuôn khổ
chương trình Ngày hội STEM quy tụ hơn 3.500 học sinh và giáo viên từ TP HCM và
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bữa trưa do một quán ăn trên địa bàn phường
1, TP Cao Lãnh cung cấp, gồm các món: cơm trắng, canh thịt heo bằm mồng tơi, thịt
heo kho trứng vịt, gà muối sả chiên và nước đóng chai. Ngoài ra, ban tổ chức
còn phát thêm sữa tươi đóng hộp và trà sữa nấu tại chỗ, đựng trong ly nhựa, có
thêm đá viên.
Đến
khoảng 13h30 cùng ngày, một số học sinh bắt đầu có triệu chứng đau bụng, buồn
nôn, nôn ói, tiêu chảy. Tính đến 16h, tổng cộng 33 người có biểu hiện tương tự
và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp để theo dõi. Trong số này, 4 người
được cho về trong tối cùng ngày, 29 người còn lại phải nhập viện điều trị. Đến
sáng 7/4, sức khỏe của tất cả bệnh nhân đã ổn định, không có trường hợp diễn biến
nặng. Chẩn đoán ban đầu là nhiễm trùng tiêu hóa, nghi ngộ độc thực phẩm.
Bác
sĩ chuyên khoa II Trương Quốc Dũng - Giám đốc
Trung tâm Y tế TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, ngay sau khi ghi nhận
các trường hợp nghi ngộ độc, ngành y tế và nhà trường đã phối hợp xử lý nhanh
chóng, triển khai biện pháp cách ly, theo dõi và thu thập thông tin về thực phẩm
liên quan. Tuy nhiên, một số nguyên liệu, đặc biệt là trà sữa được chế biến tại
chỗ, đã sử dụng hết và không lưu mẫu, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất tội phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng, án tù tối thiểu nâng từ 1 năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.
"Xiên bẩn" - món ăn vặt thu hút đông đảo học sinh, sinh viên được bán tại nhiều cổng trường ở Hà Nội lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm sẽ tập trung kiểm tra bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, đồng thời triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các địa phương.
Giá vàng miếng trong nước sáng 18/4 tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn tại nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu "chững lại".
Bà Huyền bị tố kinh doanh mỹ phẩm không nhãn phụ, không hóa đơn, có dấu hiệu trốn thuế và từng gây tranh cãi vì quảng cáo sai lệch sản phẩm cho trẻ nhỏ.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.