‘Cơn sốt’ trái phiếu cuối năm: Cuộc đua nghìn tỷ của bất động sản
Thứ ba, 31/12/2024 09:16 (GMT+7)
Tháng cuối năm 2024 chứng kiến làn sóng phát hành trái phiếu rầm rộ của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.
Hàng loạt cái tên lớn như TTC Land, Becamex IDC,
Vinhomes,… đã huy động hàng
nghìn tỷ đồng, thể hiện nhu cầu vốn lớn để đáp ứng các kế hoạch kinh doanh và tái cơ cấu tài chính.
Theo thông tin từ Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng
khoán: VHM) ngày 17/12 đã huy động thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
kỳ hạn 36 tháng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, lãi suất 12% một năm,
không kèm chứng quyền và có bảo đảm bằng tài sản của tập đoàn mẹ Vingroup. Lô trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng, kỳ hạn tối đa 36 tháng.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024, VHM đạt doanh thu thuần 69.910 tỷ đồng,
lợi nhuận sau thuế 20.600 tỷ đồng. Vinhomes cho biết kết quả lợi nhuận được hỗ
trợ bởi việc bàn giao các dự án Vinhomes Ocean Park 2 – 3 và ghi nhận kết quả
kinh doanh tại dự án Vinhomes Royal Island trong kỳ.
Năm 2024, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng
Việc mới hoàn thành 58,3% kế hoạch doanh thu và 58,9% chỉ tiêu lợi nhuận năm phản ánh thách thức lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp này.
Becamex IDC
tái cơ cấu món nợ nghìn tỷ
Một ông lớn khác là Becamex
IDC (mã BCM) ngày 2/12 đã
phát hành thành công 1.080 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, lãi suất 10,7%/năm.
Trái phiếu được bảo đảm bằng 19 quyền sử dụng đất tại Bình Dương và toàn bộ các quyền, lợi ích gắn
liền hoặc phát sinh liên quan đến các quyền sử dụng đất này trên tổng diện tích
hơn 15 ha, thuộc phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một và thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu
Bàng, tỉnh Bình Dương. Theo kết quả thẩm định giá của CTCP Thẩm định giá BIG
Việt Nam, các tài sản này trị giá hơn 1.723 tỷ đồng.
Bicamex đã phát triển 21 khu công nghiệp trên cả nước. (Ảnh: Bicamex.com.vn)
Mục tiêu của đợt phát hành là để thanh toán hai khoản nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng BIDV - chi nhánh Bình
Dương và Ngân hàng VietinBank - chi nhánh Đồng Nai với dư nợ lần lượt là 2.600
tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng. Becamex IDC cho biết giá trị khoản nợ được cơ cấu thực tế phụ thuộc vào số dư nợ gốc và
lãi phát sinh của các khoản nợ tại thời điểm phát hành và cân đối vốn của công
ty.
Tính đến cuối tháng
9/2024, tổng tài sản của công ty trên 54.400 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn là tồn
kho với giá trị trên 20.900 tỷ đồng; kế đến là các khoản đầu tư vào công ty
liên doanh, liên kết hơn 18.000 tỷ; phải thu ngắn hạn hơn 6.200 tỷ đồng. Khối
lượng hàng tồn kho lớn và nợ vay cao đòi hỏi công ty phải cân nhắc trong việc
quản lý tài chính.
Becamex IDC có 17 công
ty liên doanh, liên kết. Trong đó, Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt
Nam – Singapore (VSIP) có giá trị đầu tư lớn nhất 6.880 tỷ, kế đến là CTCP Phát
triển Công nghiệp BW (BW Industrial) hơn 3.640 tỷ, Công ty TNHH Becamex Tokyu
gần 3.000 tỷ, CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC) khoảng 2.270 tỷ
đồng.
TTC Land tham
vọng từ Phú Quốc
Ngày 24/12, HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã chứng
khoán: SCR) thông qua việc phát hành 850 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, kỳ hạn 60
tháng. Trái phiếu được bảo lãnh bởi Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với lãi
suất cố định kết hợp thả nổi. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm
chứng quyền. Thời gian phát
hành dự kiến trong tháng 12/2024. Thời gian giải ngân chậm nhất hết quý I/2025.
Mục đích huy động vốn là để hợp tác đầu tư một phần dự án Selavia Phú Quốc, tại xã Dương Tơ và phường An
Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cụ thể khu resort nghỉ dưỡng A4-1 và đất phức hợp dịch vụ du lịch lưu trú
B1-9
Giá trị vốn góp là 2.245 tỷ đồng. Thời gian hợp tác 5 năm, phân
chia lợi nhuận trên tỷ lệ hợp tác thực tế của mỗi bên. TTC Land tính toán dự án hợp tác sẽ mang về khoản lãi khoảng 690 tỷ
đồng.
Dù có kỳ vọng cao, nhưng TTC Land hiện đang gánh khoản vay nợ tài
chính hơn 3.000 tỷ đồng trên tổng tài sản gần 11.000 tỷ đồng, tính đến cuối quý III.
Phú Thọ Land: Từ doanh nghiệp kín tiếng đến bệ phóng nghìn tỷ
Công ty cổ phần Phú Thọ Land hoàn tất phát hành 950 tỷ đồng trái
phiếu vào ngày 24/12 với kỳ hạn một năm, lãi suất cố định 10%/năm.
Phú Thọ Land là một doanh nghiệp bất động sản kín tiếng, được thành
lập vào tháng 11/2019, có địa chỉ tại Hà Nội. Trong vòng 1 năm qua, Phú Thọ Land đã tăng vốn điều lệ ban đầu từ 20 tỷ đồng lên 4.360 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2024 đạt
gần 519 tỷ đồng, nhưng công ty đang phải đối mặt với gánh nặng nợ phải trả hơn
11.426 tỷ đồng. Tổng tài sản công ty đến cuối tháng 6/2024 là 14.028 tỷ đồng,
tăng mạnh nhưng phản ánh sự phụ thuộc lớn vào đòn bẩy tài chính. Hệ số nợ phải
trả trên vốn chủ sở hữu là 4,39 lần.
Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay là ông Nguyễn
Danh Toàn.
An Thịnh: Lô trái phiếu “khủng” lãi suất “hạt dẻ”
Ngày 23/12, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp An Thịnh phát
hành thành công 7.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm, với lãi suất chỉ 3%/năm
– mức lãi suất hiếm thấy trên thị trường. Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản, trụ sở chính tại khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
Công ty An Thịnh gần đây ghi nhận nhiều biến động lớn về sở hữu, nhân sự và vốn điều lệ.
Ngày 12/12, công ty vừa
tăng vốn điều lệ từ 1.156 tỷ đồng lên 2.906 tỷ đồng đầu tháng 12. An Thịnh gần đây cũng ghi nhận nhiều biến động lớn về sở hữu và
nhân sự, trong đó người đại diện pháp luật thay đổi hai lần chỉ trong vòng 13
ngày. 3 thành viên góp vốn cũng thay
đổi toàn bộ.
Hiện tại người đại diện
pháp luật là bà Nguyễn Thị Lê Phan, sinh năm 1980.
Trong số gần 3.000 tỷ
vốn điều lệ, bà Nguyễn Thị Lê Phan góp 2%, bà Phùng Thu Hiền góp 95%, còn lại
là ông Nguyễn Huy Lâm góp 3%.
Đáng chú ý, cũng trong
ngày 23/12, một công ty khác có cùng trụ sở với An Thịnh là Công ty cổ phần
Phát triển và Đầu tư Kinh doanh Minh An đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu,
kỳ hạn 18 tháng. Lãi suất cố định 10,5%/năm.
Huy Dương Group: Huy động 900 tỷ lãi suất cao
Công ty cổ phần Huy
Dương Group cũng đã hoàn tất
huy động 900 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 12, với lãi suất cao 12,5%/năm.
Trái phiếu có kỳ hạn đến năm 2029, nhưng thông tin về tài sản đảm bảo và mục
đích phát hành không được tiết lộ.
Công ty có hoạt động kinh doanh chính là sản xuất điện mặt trời với
vốn điều lệ ban đầu là 100 triệu đồng song thông tin ở văn bản công bố phát hành trái phiếu nêu công ty
hoạt động chính ở lĩnh vực xây dựng công trình.
Dù mới thành lập năm 2020, đến cuối năm 2022 Huy Dương đã tăng vốn điều lệ từ 100 triệu đồng
lên 150 tỷ đồng. Công ty đang có liên kết với Công ty cổ phần Đầu tư MST (mã MST). Theo báo cáo tài chính quý III của MST,
tại ngày 30/9, MST nắm 19% vốn tại Huy Dương Group. Giá gốc khoản đầu tư vào
Huy Dương Group của MST là 28,5 tỷ tại thời điểm cuối quý.
Newco phát
hành 3 lô trái phiếu 6.900 tỷ trong 1 ngày
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Newco phát hành thành công 3
lô trái phiếu chỉ trong ngày 19/12 với tổng giá trị 6.900 tỷ đồng.
Trong đó, lô trái phiếu giá trị 1.500 tỷ đồng có kỳ hạn 12 tháng,
lô 3.400 tỷ đồng có kỳ hạn 36 tháng và lô 2.000 tỷ đồng có kỳ hạn 60 tháng, lần
lượt đáo hạn vào cuối năm 2025, năm 2027 và năm 2029. Lãi suất phát hành đều là
9%/năm, do Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) làm tổ chức lưu ký. Newco do TCBS sở hữu 9,9% vốn, tính tại ngày 30/9, tương đương giá trị đầu tư hơn
1.006 tỷ đồng
Làn sóng phát hành trái phiếu cuối năm cho thấy thị trường bất động
sản vẫn duy trì sức hút lớn. Ngoài
bất động sản, nhóm ngân hàng như MB Bank, TP Bank, AB Bank, Tecombank, HD Bank…
cũng liên tục phát hành các lô trái phiếu mới trong tháng cuối năm.
Tính đến hết ngày 15/12, KBNN đã huy động được 327.546,5 tỷ đồng, đạt 81,9% kế hoạch năm 2024 được giao (400.000 tỷ đồng). Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) bình quân năm 2024 là 11,05 năm; kỳ hạn còn lại bình quân danh mục trái phiếu chính phủ là 9,01 năm; lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ bình quân năm 2024 là 2,52%/năm.
Năm 2023, với nhiều giải pháp tháo gỡ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã dần ổn định trở lại, tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng cho sản xuất, kinh doanh.
Nhiều đối tượng giả danh chủ đầu tư, môi giới bất động sản, lừa đảo người dân muốn mua nhà ở xã hội. Luật sư khuyến cáo người dân cần lưu giữ chứng cứ và tố giác kịp thời để đòi lại quyền lợi hợp pháp.
Thông tin về việc cải tạo các khu tập thể cũ tại Hà Nội đang làm xáo trộn thị trường bất động sản. Giá nhiều căn hộ hàng chục năm tuổi, xuống cấp trầm trọng bị đẩy lên hơn 100 triệu đồng/m2.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024
UBND TP Hà Nội giao hơn 6.000m2 đất tại xã Thượng Mỗ cho UBND huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở khu X28.
Công ty TNHH Phát triển THT (Công ty THT), chủ đầu tư dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây) - Giai đoạn 1 vừa bị xử phạt, truy thu thuế hơn 4,5 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội được xem là phân khúc cứu cánh cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Do đó, trong thời gian qua, loại hình này liên tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ an cư với nhà ở xã hội vẫn cần phải vượt qua nhiều thách thức.
Mua nhà cũ, sửa sang rồi bán đang trở thành một xu hướng đầu tư hái ra tiền tại nhiều đô thị lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lãi vì nghề này đòi hỏi con mắt tính toán, kinh nghiệm và may mắn.