Cổ phiếu ngân hàng SHB kịch trần, dẫn dắt VN-Index tăng điểm
Thứ sáu, 18/04/2025 15:30 (GMT+7)
Chuyển động nhóm ngân hàng đóng góp tích cực nhất cho sắc xanh của VN-Index phiên 18/4, trong đó cổ phiếu SHB là điểm sáng khi tăng kịch trần lên 12.850 đồng/cp, tổng giá trị giao dịch đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 1/10 tổng giao dịch trên sàn HOSE.
Thị trường chứng khoán phiên 18/4 giao dịch với sắc xanh lan toả ở các nhóm ngành. Chỉ số VN-Index chốt phiên hôm nay ghi nhận tăng 1,87 điểm lên 1.219,12 điểm. Trong khi đó, HNX-Index ghi nhận tăng 3,52 điểm và UPCoM-Index tăng 0,71 điểm, tương ứng tăng lần lượt 1,68% và 0,75%.
Trên HOSE, thống kê cho thấy có 321 mã tăng, 136 mã giảm điểm trong khi có 72 mã ở tại tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 21.000 tỷ đồng.
Trong đó, chuyển động nhóm ngân hàng đóng góp tích cực nhất cho sắc xanh của VN-Index. Phần lớn các mã trong nhóm ghi nhận tăng điểm, trừ PGB của PGBank khi giảm 4,9% chốt phiên.
Điểm sáng của dòng bank thuộc về cổ phiếu SHB với sắc tím trần, đạt 12.850 đồng/cp, với tổng giá trị giao dịch đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 1/10 tổng giao dịch trên sàn HOSE.
SHB cũng là cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index trong phiên 18/4, bên cạnh đó còn có FPT, VPB, EIB, MBB, VNM, GEE, CTG, GVR và GMD. Ngoài ra, SHB là cổ phiếu duy nhất trong nhóm VN-30 mang "sắc tím".
Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có xu hướng mua ròng mã này khi mua vào 6,9 triệu cổ phiếu, trong khi chỉ bán ra 1,4 triệu cổ phiếu.
Từ ngày 9/4 đến nay, cổ phiếu SHB đã tăng 17,5%, là một trong những mã ngân hàng tăng mạnh nhất trong nhịp hồi phục hơn 1 tuần qua.
SHB bất ngờ tăng kịch trần trong phiên 18/4, là cổ phiếu duy nhất trong nhóm VN-30 chuyển màu tím. (Nguồn: Vietstock).
Chiều ngược lại, VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes là tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi để mất lần lượt 6,9% và 3,17%, tương ứng lấy đi của chỉ số thị trường chứng khoán 5,8 điểm.
Trở lại với SHB, cổ phiếu của ngân hàng này tăng vọt trong bối cảnh chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với nhiều kế hoạch đáng chú ý.
Nhà băng này đặt kế hoạch 2025 tổng tài sản vượt 832.000 tỷ đồng, tăng trưởng tổng dư nợ cấp tín dụng 16%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu 14.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2024. Nhiều năm qua, SHB nằm trong TOP 5 ngân hàng đóng góp ngân sách nhà nước lớn nhất.
Năm nay, SHB cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 45.942 tỷ đồng nhằm củng cố nền tảng tài chính, giữ vững vị thế Top 5 Ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Một điểm đáng quan tâm khác là ngân hàng sẽ chi trả cổ tức 2024 tổng tỷ lệ 18%, gồm 13% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền. Dự kiến, tỷ lệ cổ tức 2025 tiếp tục duy trì ở mức 18%.
Nguồn: Cafef.
Hiện tại, số lượng cổ phiếu Ngân hàng SHB do Tập đoàn T&T và gia đình ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) nắm giữ khoảng 803 triệu cổ phiếu, tương ứng 20% cổ phần của ngân hàng này. Như vậy ước tính trong đợt tăng giá cổ phiếu SHB trong phiên 18/4 hôm nay, giá trị thị trường của số cổ phiếu mà gia đình bầu Hiển và Tập đoàn T&T nắm giữ sẽ tăng lên hơn 200 tỷ đồng.
Sáng nay (17/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội. Sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2024 và quý I/2025 và hé lộ mục tiêu năm nay.
Cứ đến mỗi mùa kiểm toán, sự chênh lệch số liệu đột biến không phải là điều xa lạ. Trong mùa kiểm toán 2024, nhóm các doanh nghiệp bất động sản là nhóm bị thay đổi lợi nhuận nhiều nhất, có đơn vị lỗ chồng thêm lỗ.
Dù đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhưng cổ phiếu FPT thời gian qua chịu áp lực bán mạnh. Chỉ trong quý I/2025, FPT bị bán ròng gần 6.900 tỷ đồng và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Riêng phiên 16/4, cổ phiếu công nghệ này nằm sàn.
Việt Nam mở rộng chính ngạch thêm 4 mặt hàng vào Trung Quốc. Dù kim ngạch tăng mạnh, hành trình chinh phục thị trường tỷ dân vẫn nhiều thách thức về chất lượng, tiêu chuẩn và liên kết chuỗi.
Để duy trì vị thế và nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, Việt Nam cần tập trung vào quản lý chất thải, sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm và áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường.
Để phát triển trong bối cảnh thương mại toàn cầu hiện nay, các thương hiệu Việt cần xem xét lại những yếu tố làm nên tính cạnh tranh và áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguồn lực.
Sáng nay (17/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội. Sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2024 và quý I/2025 và hé lộ mục tiêu năm nay.
Cứ đến mỗi mùa kiểm toán, sự chênh lệch số liệu đột biến không phải là điều xa lạ. Trong mùa kiểm toán 2024, nhóm các doanh nghiệp bất động sản là nhóm bị thay đổi lợi nhuận nhiều nhất, có đơn vị lỗ chồng thêm lỗ.
Dù đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhưng cổ phiếu FPT thời gian qua chịu áp lực bán mạnh. Chỉ trong quý I/2025, FPT bị bán ròng gần 6.900 tỷ đồng và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Riêng phiên 16/4, cổ phiếu công nghệ này nằm sàn.