hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Từ 1/4/2025, Shopee, TikTok Shop, Lazada đồng loạt tăng phí hoa hồng khiến nhiều shop nhỏ lao đao. Chuyên gia cảnh báo, nếu các sàn “bắt tay” tăng giá, đó là hành vi cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
Việt Nam đang là một trong những thị trường TMĐT năng động nhất Đông Nam Á. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2024 đã vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023.
Cùng
với đó, báo cáo mới nhất từ Metric cho thấy, tổng giá trị giao dịch B2C ((Business-to-Consumer) trong
năm 2024 ước đạt gần 600.000 tỷ đồng, trong đó 5 sàn lớn gồm Shopee, Lazada,
Tiki, Sendo và TikTok Shop chiếm hơn 53% thị phần.
Sang quý 1/2025, thị trường tiếp tục ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ. Doanh số tháng 1 và tháng 2 tăng lần lượt 50% và 73% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu đến từ nền doanh số thấp của năm trước. Đến tháng 3, thị trường chỉ còn tăng nhẹ 16%, cho thấy đà tiêu dùng đã dần ổn định sau dịp cao điểm Tết.
Tuy vậy, làn sóng phân hóa đang diễn ra rõ rệt. Trong khi số lượng shop phát sinh đơn hàng giảm tới hơn 38.000 so với cùng kỳ, thì số lượng nhà bán có doanh số trên 50 tỷ đồng lại tăng gần gấp đôi. Thực tế này phản ánh sự khốc liệt trong cuộc chơi TMĐT, khi các shop nhỏ dần bị loại khỏi “cuộc đua đốt tiền”.
Mặc dù TMĐT tại Việt Nam được xem là miếng bánh béo bở, trong đó 2 ông lớn là TikTok Shop và Shopee chiếm tổng cộng 97% thị phần sàn bán lẻ online Việt Nam trong quý I, theo báo cáo của Metric.
Thế nhưng, trái ngược với bức tranh thị phần, dù nắm trong tay thị phần lớn là vậy song các DN này trong nhiều năm gần đây vẫn ghi nhận lỗ, một số công ty có mức lỗ đã vượt quá vốn chủ sở hữu.
Trường hợp Shopee là minh chứng rõ ràng. Sau 14 năm “đốt tiền”, công ty mẹ Sea Group mới lần đầu báo lãi năm 2023, đạt 162,7 triệu USD - trái ngược hoàn toàn với mức lỗ ròng 1,7 tỷ USD của năm trước đó.
Thậm chí, trong năm tài chính 2019, Shopee là sàn TMĐT thiệt hại nặng nề nhất với khoản lỗ lên tới 102,4 triệu USD. Mặc dù, bước sang các năm tiếp theo, khoản lỗ được thu hẹp dần lần lượt là 68,3 triệu USD (năm 2020) và 33 triệu USD (năm 2021).
Lazada cũng không khá hơn. Theo DealStreetAsia, đến năm 2021, Lazada Việt Nam đã lỗ lũy kế hơn 373 triệu USD. PwC xác nhận mức lỗ vượt cả vốn chủ sở hữu. Dù đã nhận hàng tỷ USD từ Alibaba để duy trì hoạt động, Lazada vẫn dần tụt hậu so với các đối thủ.
Trong
khi đó, TikTok Shop - “tân binh” mới gia nhập thị trường từ tháng 4/2022 - lại
tăng trưởng mạnh mẽ. Đến Quý III/2023, doanh thu bán hàng trên nền tảng này đã
đạt hơn 10.000 tỷ đồng, vượt cả Lazada, dù chỉ mới hoạt động hơn một năm.
Điều đáng nói là, chỉ trong 3 tháng đầu năm, các sàn TMĐT lần lượt ra thông báo tăng phí sàn. TikTok Shop và Shopee nhập đường tăng phí từ ngày 1/4, với mức tăng lên đến 2-3 lần so với trước đây. Trong khi đó, Lazada đã nổ phát súng tăng phí từ ngày 1-2, khiến nhiều người bán hàng trên các nền tảng này gặp khó khăn. Việc đồng loạt tăng phí khiến nhiều người bán hàng đặt ra nghi vấn, liệu các sàn TMĐT đang “bắt tay” để bù lỗ sau nhiều năm kinh doanh dưới giá vốn?
Về vấn đề các sàn TMĐT tăng phí hàng loạt, ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết, sàn thương mại điện tử là bước tiến lớn của khoa học - công nghệ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh cũng đòi hỏi người tiêu dùng phải hiểu biết, cảnh giác với thông tin và hoạt động trên các nền tảng số.
"Ngày 1/4, các sàn TMĐT đồng loạt tăng chiết khấu. Việc tăng giá là một phần của quy luật thị trường nhưng giá tăng quá cao mà không đi kèm dịch vụ tốt, khách hàng sẽ không mua. Do đó, các sàn cần xem xét lại chính sách để đảm bảo quyền lợi cho cả người bán lẫn người tiêu dùng", ông Trung nói.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nếu có trường hợp doanh nghiệp “bắt tay” thỏa thuận giá không chỉ làm sai lệch cơ chế thị trường mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP HCM) nhận định, theo Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
Còn đối với doanh nghiệp trong các công đoạn khác nhau của cùng chuỗi cung ứng, thỏa thuận ấn định giá bị cấm nếu gây ra hoặc có khả năng gây ra tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.
Tóm lại, nếu các doanh nghiệp cùng thị trường “bắt tay” thỏa thuận giá bán, đó là hành vi bị cấm tuyệt đối. Còn nếu giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, hành vi này chỉ bị cấm khi gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.
"Luật
Cạnh tranh 2018 và thuộc trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định
tại khoản 1 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định",
luật sư nói.
Cũng theo luật sư Bình, hiện nay, pháp luật không yêu cầu các sàn TMĐT phải báo cáo hay xin phép khi điều chỉnh mức phí thu từ người bán. Quy định này tưởng chừng tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp, nhưng lại mở ra khả năng các sàn lớn "bắt tay" nâng phí - một dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bị cấm theo Luật Cạnh tranh 2018.
Hệ lụy của việc tăng phí có thể gây nên tình trạng thị trường bị méo mó bởi khi nhiều sàn cùng tăng phí, cạnh tranh lành mạnh bị triệt tiêu, dẫn đến nguy cơ độc quyền nhóm, loại bỏ các nền tảng nhỏ. Bên cạnh đó, phí cao buộc người bán tăng giá, giảm sức cạnh tranh, thậm chí phải rời sàn. Ngoài ra, Giá hàng hóa tăng, lựa chọn ít đi, người tiêu dùng mất quyền lợi.
"Do đó, cần cơ chế giám sát mới như: Bắt buộc sàn TMĐT công khai, giải trình khi thay đổi phí; Tăng cường giám sát, xử lý hành vi thao túng giá; Hỗ trợ sàn nhỏ phát triển, tạo sự cạnh tranh công bằng", luật sư Bình nêu quan điểm.
Ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) nêu rõ: “Các sàn TMĐT có quyền ngừng cung cấp dịch vụ hoặc áp đặt hạn chế lên nhà bán mà không cần thông báo lý do, hoặc chỉ thông báo trong thời gian rất ngắn. Điều này khiến người bán không kịp phản ứng, dễ rơi vào thế bị động”.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, các sàn TMĐT trong đợt tăng phí vừa qua đã công khai thông tin theo đúng quy định. Tuy vậy, Bộ cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng khung pháp lý hiện nay chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng, trong khi quyền lợi của người bán vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được lấp đầy.
Trước thực trạng đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong dự thảo Luật Thương mại điện tử sắp tới, nhà quản lý sẽ đưa vào nhiều quy định mới nhằm tăng trách nhiệm của các sàn đối với người bán. Trong đó, bao gồm yêu cầu minh bạch thông tin, cung cấp công cụ hỗ trợ vận hành, và đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
URL: https://vietpress.vn/cac-san-tmdt-bat-tay-nhau-tang-phi-vat-long-vit-de-bu-lo-d94541.html
© vietpress.vn