Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả, 4 loại từng được cấp phép lưu hành
Thứ hai, 21/04/2025 09:41 (GMT+7)
Sau khi đường dây sản xuất hàng chục nghìn hộp thuốc giả bị triệt phá, Bộ Y tế đã công bố danh sách 21 loại thuốc giả, trong đó có 4 loại từng được cấp phép lưu hành chính thức.
Sau khi Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán
thuốc tân dược giả quy mô lớn, Bộ Y tế đã chính thức công bố danh sách 21 loại
thuốc giả bị thu giữ. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại thuốc được xác
định là giả mạo sản phẩm đã từng được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, 4 loại thuốc giả mạo gồm:
Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg, SĐK: VD-28109-17), Clorocid TW3
(Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16), Pharcoter (Codein base 10mg và Terpin
hydrat 100mg, SĐK: VD-14429-11), và Neo-Codion – một loại thuốc ho quen thuộc với
số giấy phép lưu hành 300111082223 (SĐK cũ: VN-18966-15) do Công ty Sophartex
(Pháp) sản xuất.
Các sản phẩm này được làm giả với bao bì, nhãn mác rất giống
thuốc thật, được đóng gói trong các lọ nhựa 400 viên và phát hiện tại nhiều địa
phương khác nhau.
Danh mục 16 loại thuốc chưa được cấp số đăng lý. Ảnh Bộ Y tế
Căn cứ các quy định của Luật Dược, Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố và y tế các ngành khẩn trương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuốc giả sau:
Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), số đăng ký VD-28109-17; nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), số đăng ký VD-25305-16; nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), số đăng ký VD-14429-11; nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
Sản phẩm giả thuốc Neo-Codion: Riêng thuốc này chưa có thông tin trên nhãn. Song, Cục Quản lý dược cho biết, với thuốc Neo-Codion được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có các thông tin chính thức như sau: số giấy phép lưu hành 300111082223 (số đăng ký cũ VN-18966-15); hoạt chất Codein base (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg, Sulfogaiacol 100mg, cao mềm Grindelia 20mg; dạng bào chế: viên nén bao đường; đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên; nhà sản xuất Công ty Sophartex (Pháp), địa chỉ 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.
Ngoài 4 loại thuốc giả đã từng được cấp phép, còn có 16 sản phẩm khác bị
thu giữ không nằm trong bất kỳ danh mục thuốc nào đã được Bộ Y tế cấp phép đăng
ký lưu hành. Đây phần lớn là các sản phẩm mang tên gọi dễ gây hiểu lầm, thường
được quảng cáo là thuốc đông y hoặc thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, như Nhức tê khớp
bại hoàn, Tui Hua Shen Jing Tong (thuốc thoái hóa Singapore), Trùng thảo sâm
nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn, Professor's Pil (khớp xanh), Mujarhabat Kapsul
(khớp đỏ), Gai cốt hoàn... Những tên gọi quen thuộc và bao bì bắt mắt khiến người
tiêu dùng dễ lầm tưởng đây là thuốc hợp pháp hoặc sản phẩm có nguồn gốc rõ
ràng.
Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc trên địa bàn, chú trọng đến việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thuốc.
Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu nghi ngờ thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép lưu hành, lập tức niêm phong, không tiếp tục sử dụng thuốc và báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi công an Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn với tổng giao dịch lên đến hàng trăm tỷ đồng, thị trường dược phẩm và thực phẩm chức năng online lập tức “rung chuyển”. Nhiều sản phẩm từng rao bán rầm rộ trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử bỗng dưng biến mất.
Ngày 19/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát đi công văn hỏa tốc gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế ngành, yêu cầu khẩn trương rà soát và ngừng ngay việc lưu hành, sử dụng 4 loại thuốc giả mạo giấy phép lưu hành đang xuất hiện trên thị trường.
Một thiếu nữ 16 tuổi ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa được chẩn đoán suy gan cấp sau khi sử dụng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên mạng. Trường hợp này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa từ các loại “thuốc giảm cân thần tốc” trôi nổi trên mạng xã hội.
Từ ngày 1/6, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy. Tuy nhiên, những trường hợp thẻ giấy còn thời hạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng khi đi khám, chữa bệnh như bình thường.
Sau hơn 2 tháng sốt kéo dài, người phụ nữ 32 tuổi ở Hà Nội đi thăm khám, điều trị ở nhiều bệnh viện lớn nhưng không phát hiện ra bệnh. Chị chỉ được chẩn đoán mắc lao sinh dục khi đến bệnh viện thứ 4.
Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm bác sĩ, nhân viên y tế, kể cả nghỉ hưu tham gia quảng cáo thực phẩm. Hành vi này vi phạm pháp luật, dễ gây hiểu lầm, có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
Bộ Y tế gia hạn đăng ký lưu hành cho hơn 700 loại thuốc, trong đó có 603 thuốc sản xuất trong nước, nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường và phục vụ đấu thầu bệnh viện.
Trong bữa ăn, 5 người đàn ông sử dụng rượu ngâm cây rừng không rõ loại. Sau khoảng 2-3 giờ, tất cả đều có biểu hiện lạ; 1 người tử vong, 4 người đang điều trị.