Mua thuốc dễ như mua rau: Tiện lợi nhưng trả giá đắt bằng sức khỏe
Chủ nhật, 20/04/2025 07:19 (GMT+7)
Mua thuốc tây online ngày càng phổ biến, nhưng tiềm ẩn nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Giữa tháng 4/2025, một vụ án lớn liên quan đến đường dây sản xuất và
phân phối thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đã bị Công an tỉnh Thanh Hóa phối
hợp với các đơn vị chức năng triệt phá. Kết quả xét nghiệm cho thấy nhiều loại
“đông dược” quảng cáo trị xương khớp thực chất chỉ chứa thuốc giảm đau - hoạt
chất không được phép sử dụng trong đông y. Nguy hiểm hơn, các loại thuốc này bị
phát hiện chứa cả kim loại nặng như chì, thủy ngân - những chất có thể gây tổn
thương gan, thận, thần kinh nếu sử dụng lâu dài.
Với nhóm tân dược, cơ quan điều tra xác nhận rằng tuy không chứa độc
tính tức thời, nhưng cũng không có dược chất kháng sinh như bao bì ghi rõ. Nói
cách khác, người bệnh đã trả tiền để nhận về những viên thuốc vô dụng trong điều
trị.
Hiện nay, trên nền tảng Facebook hay các sàn thương mại điện tử, chỉ cần
gõ từ khóa “thuốc trị…” hay “thuốc nhập khẩu…”, hàng loạt kết quả sẽ hiện ra
kèm hình ảnh bắt mắt, giá cả hấp dẫn và cam kết “chính hãng”, “hiệu quả sau 1
liệu trình”. Nhiều hội nhóm quy tụ hàng chục nghìn thành viên như "Thuốc Sỉ",
"Chợ thuốc Việt Nam", "Hội nhà thuốc và quầy thuốc Việt
Nam"... trở thành nơi giao dịch sôi động, nơi bất kỳ ai cũng có thể trở
thành người bán - dù không có chuyên môn hay giấy phép.
Thậm chí, nhiều fanpage bán thuốc không ngần ngại chạy quảng cáo rầm rộ
các sản phẩm “bổ não”, “giảm gout”, “trị xương khớp” với mức giá rẻ bất ngờ, thậm
chí tặng voucher cho đơn hàng lớn hoặc miễn phí vận chuyển toàn quốc. Những
chương trình này dễ dàng đánh trúng tâm lý ham rẻ, ngại đi khám, tin vào quảng
cáo thần kỳ của nhiều người tiêu dùng.
Ảnh minh họa.
Theo BS.CKII Ninh Thị Thảo, phụ trách chuyên môn Phòng khám Đa khoa Minh Ngọc: "Thuốc giả là điều khiến chúng tôi luôn lo lắng. Trong hệ thống bệnh
viện, mọi loại thuốc đều phải qua quy trình nghiêm ngặt, có số đăng ký, kiểm
nghiệm, và đạt chuẩn của FDA hoặc châu Âu. Tuy nhiên, bên ngoài hệ thống này,
thuốc bán trôi nổi trên mạng rất khó kiểm soát”.
Đại tá, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Đinh Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa
Nội tổng hợp, Bệnh viện 354 cảnh báo: Thuốc giả thường tồn tại dưới hai dạng:
mạo danh nhãn hiệu (bao bì thật – ruột giả) và không chứa dược chất. “Trong thị
trường tự do, nếu không yêu cầu hóa đơn, người mua gần như không thể truy xuất
nguồn gốc thuốc. Khi đó, rủi ro là cực lớn,” ông Bình nói.
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), những loại thuốc giả trong vụ án tại Thanh Hóa không thể lọt vào bệnh viện vì không có giấy tờ đấu thầu, nhưng lại dễ dàng len lỏi vào thị trường nhờ kênh bán lẻ, mạng xã hội và các nền tảng livestream. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cũng xác nhận, phần lớn thuốc giả tiêu thụ qua các kênh này, với hình thức tinh vi, thậm chí có cả tem chống giả để đánh lừa người dùng. Trước thực trạng đáng báo động, từ ngày 1-7-2025, chỉ một số loại thuốc không kê đơn mới được phép bán trên website hoặc sàn thương mại điện tử đã được cấp phép. Các loại thuốc kê đơn bắt buộc phải có toa và bán tại cơ sở đủ điều kiện. Người dân được khuyến cáo tuyệt đối không mua thuốc qua mạng xã hội hoặc các cá nhân bán hàng livestream, không rõ nguồn gốc.
Đường dây thuốc giả quy mô toàn quốc bị triệt phá, thu lợi bất chính 200 tỷ đồng, đe dọa sức khỏe hàng triệu người. Theo luật sư, đây không chỉ là lừa đảo, mà là tội ác giết người cần xử lý nghiêm minh.
Theo luật sư, việc sản xuất, buôn bán thuốc giả là hành vi rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân, hình phạt cao nhất có thể lên tới tử hình.
Công an Bắc Giang bắt quả tang đối tượng sản xuất hàng nghìn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả, phân phối hơn 10.000 đơn hàng, doanh thu trên 5 tỷ đồng.
Truy nguồn sữa giả lọt vào bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu toàn hệ thống bệnh viện rà soát. Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm, thu hồi triệt để các loại sữa vi phạm.
Ngày 19/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát đi công văn hỏa tốc gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế ngành, yêu cầu khẩn trương rà soát và ngừng ngay việc lưu hành, sử dụng 4 loại thuốc giả mạo giấy phép lưu hành đang xuất hiện trên thị trường.
Công an Hà Nội vừa phát cảnh báo khẩn về thủ đoạn lừa đảo đặt phòng khách sạn, homestay qua mạng. Kẻ gian giả mạo fanpage, livestream khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền cọc của du khách.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Cần Thơ tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng sữa sau khi phát hiện 3 mẫu sữa lưu hành trên thị trường không đạt tiêu chuẩn. Hồ sơ vi phạm đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.