Từ vụ thuốc giả bị phanh phui: Loạt sản phẩm 'bay màu' khỏi sàn TMĐT
Chủ nhật, 20/04/2025 10:26 (GMT+7)
Sau khi công an Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn với tổng giao dịch lên đến hàng trăm tỷ đồng, thị trường dược phẩm và thực phẩm chức năng online lập tức “rung chuyển”. Nhiều sản phẩm từng rao bán rầm rộ trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử bỗng dưng biến mất.
“Chợ thuốc” online dè chừng
Theo ghi nhận của PV vào các ngày từ 18-20/4, trên các hội nhóm buôn bán thuốc trên Facebook và Zalo, nhiều người rủ nhau bán tháo hàng.
Một tài khoản tên T.L
chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng trên mạng than thở: “Đợt này công an kiểm tra gắt quá, khách mua cũng sợ không dám chốt đơn. Ai có hàng thì tranh thủ đẩy nhanh đi kẻo tồn kho”.
Các bài đăng "thăm dò" tình hình thanh tra các nhà thuốc trên cả nước. Ảnh chụp màn hình
Một tài khoản khác tên H.N – chuyên livestream bán thực phẩm bổ sung sức khỏe trên TikTok Shop cho biết, lượng đơn hàng tụt dốc rõ rệt sau khi thông tin về vụ thuốc giả được công bố. “Trước đây mỗi buổi livestream có hàng trăm đơn, giờ khách dè chừng, nhiều người hủy đơn giữa chừng vì sợ mua nhầm hàng trôi nổi. Mấy mặt hàng đông y, tôi cũng ngưng bán hết, chỉ để lại vài loại vitamin thông dụng”, người này nói.
Tuy nhiên, thị trường ngầm vẫn chưa hẳn đóng băng. Khi một tài khoản đăng tìm mua 10 hộp thuốc trị ho hàng Thái, lập tức có người bán tại Đà Nẵng chào hàng, không yêu cầu toa thuốc, giao tận nơi. Trong khi đó, các nhà thuốc tại TP HCM khẳng định đây là thuốc kê đơn, không được bán tràn lan.
Trên một số sàn thương mại điện tử, những sản phẩm từng xuất hiện dày đặc như Thoái cốt hoàn Plus, Gai cốt hoàn, Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ… đã không còn hiển thị khi tìm kiếm. Một gian hàng từng khuyến mãi 50% cho combo đông dược, thậm chí hiển thị “sản phẩm không tồn tại”.
Dù vậy, một vài sàn vẫn còn rao bán sản phẩm hỗ trợ xương khớp, tiêu hóa, ngủ ngon… nhưng với mô tả mơ hồ và không rõ thành phần.
Các sản phẩm lần lượt "bay màu" trên sàn thương mại điện tử. Ảnh chụp màn hình
Người tiêu dùng hoang mang, lo “dùng nhầm thuốc giả”
Chị Mỹ Linh (34 tuổi, sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) kể: “Gia đình tôi hay dùng thực phẩm bổ sung đông dược. Sau khi đọc tin, tôi tá hỏa gom hết thuốc lại vì lo mua phải hàng trôi nổi. Tôi từng mua ở nhà thuốc, nhưng không biết họ nhập từ nguồn nào”.
Tương tự chị Linh, anh Nguyễn Văn Hải (40 tuổi, ngụ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng là một trong những nạn nhân của thuốc giả. Anh kể: “Mẹ tôi bị thoái hóa cột sống, tôi mua loại thuốc xương khớp do người quen giới thiệu, giá rẻ hơn ngoài nhà thuốc. Mới dùng 2 tuần thì mẹ tôi bị đau bụng dữ dội, phải nhập viện. Bác sĩ nghi ngờ do phản ứng với thành phần thuốc không rõ nguồn gốc. Giờ tôi thực sự hoang mang, không biết tin ai nữa”.
Bộ Y tế khẳng định, thuốc là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể bị xử lý hình sự với mức án cao nhất là tử hình.
Trước làn sóng thuốc giả bị phanh phui, Sở Y tế TP HCM cảnh báo tình trạng các sản phẩm kém chất lượng đang len lỏi vào thị trường qua kênh bán lẻ tự do, nơi không hóa đơn, không thể truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, thuốc giả gần như không thể xâm nhập hệ thống bệnh viện công lập do vướng rào cản giấy tờ đấu thầu nghiêm ngặt.
Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, các loại thuốc trong vụ án tại Thanh Hóa đều được tiêu thụ qua mạng xã hội, cửa hàng nhỏ lẻ và livestream bán hàng, thậm chí còn gắn tem chống giả giả mạo để qua mặt người tiêu dùng.
Theo quy định, thuốc lưu hành hợp pháp phải được kiểm nghiệm tại phòng đạt chuẩn hoặc đơn vị độc lập có chức năng. Thuốc nhập khẩu phải có phiếu kiểm nghiệm từ nơi sản xuất; còn vắc-xin, huyết thanh và thuốc từng vi phạm chất lượng phải kiểm định lại tại Việt Nam.
Sở Y tế phân loại thuốc giả thành hai nhóm chính: Giả mạo nhãn hiệu - sử dụng bao bì, mẫu mã giống thuốc thật nhưng chứa hoạt chất kém chất lượng hoặc sai lệch; và giả mạo dược chất điều trị - hoàn toàn không có thành phần chữa bệnh. Điều đáng lo ngại là phần lớn thuốc giả thâm nhập thị trường thông qua các kênh bán lẻ tự do như mạng xã hội, người bán cá nhân hoặc các buổi livestream, nơi không có hóa đơn và không thể truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, theo đánh giá của ngành y tế, thuốc giả hầu như không thể lọt vào hệ thống bệnh viện công lập và nhà thuốc được kiểm soát nghiêm ngặt. Đáng chú ý, từ 1/7/2025, chỉ thuốc không kê đơn mới được phép bán trên website, sàn thương mại điện tử có giấy phép. Người dân được khuyến cáo không mua thuốc qua mạng xã hội, cá nhân hoặc livestream. Khi mua thuốc, cần chọn nhà thuốc uy tín, kiểm tra kỹ bao bì, mã vạch hoặc mã QR. Nếu mã không quét được hoặc có thông tin sai lệch, cần nghi ngờ hàng giả. Đặc biệt, phải yêu cầu hóa đơn để đảm bảo truy xuất nguồn gốc và quyền khiếu nại khi cần thiết. Tra cứu thuốc được cấp phép tại Việt Nam:
https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index
Đường dây thuốc giả quy mô toàn quốc bị triệt phá, thu lợi bất chính 200 tỷ đồng, đe dọa sức khỏe hàng triệu người. Theo luật sư, đây không chỉ là lừa đảo, mà là tội ác giết người cần xử lý nghiêm minh.
Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Công an Bắc Giang bắt quả tang đối tượng sản xuất hàng nghìn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả, phân phối hơn 10.000 đơn hàng, doanh thu trên 5 tỷ đồng.
Truy nguồn sữa giả lọt vào bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu toàn hệ thống bệnh viện rà soát. Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm, thu hồi triệt để các loại sữa vi phạm.
Ngày 19/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát đi công văn hỏa tốc gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế ngành, yêu cầu khẩn trương rà soát và ngừng ngay việc lưu hành, sử dụng 4 loại thuốc giả mạo giấy phép lưu hành đang xuất hiện trên thị trường.
Công an Hà Nội vừa phát cảnh báo khẩn về thủ đoạn lừa đảo đặt phòng khách sạn, homestay qua mạng. Kẻ gian giả mạo fanpage, livestream khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền cọc của du khách.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Cần Thơ tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng sữa sau khi phát hiện 3 mẫu sữa lưu hành trên thị trường không đạt tiêu chuẩn. Hồ sơ vi phạm đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.