Hé lộ quy trình sản xuất kẹo rau củ Kera cho Tập đoàn Chị Em Rọt
Thứ bảy, 08/03/2025 13:42 (GMT+7)
Sở Y tế Đắk Lắk đang thanh tra quy trình sản xuất kẹo rau củ Kera tại Công ty Cổ phần ASIA LIFE sau khi Cục An toàn thực phẩm phát hiện dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Kết quả kiểm tra sẽ được công khai và báo cáo trước ngày 12/3.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với Chi cục An toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất kẹo rau củ Kera tại Công ty Cổ phần ASIA LIFE. Việc thanh tra liên quan đến hoạt động quảng bá sản phẩm có sự xuất hiện của Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và Hoa hậu Thùy Tiên.
Chiều 7/3, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, xác nhận đoàn thanh tra đang làm việc với nhà máy của ASIA LIFE tại TP Buôn Ma Thuột. Đại diện công ty cho biết, họ gia công sản phẩm này theo đơn đặt hàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em Rọt (TP HCM) từ tháng 11/2024, với số lượng khoảng 40.000 - 50.000 hộp. Công thức sản phẩm do phía đối tác cung cấp, còn ASIA LIFE chỉ thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với Chi cục An toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất kẹo rau củ Kera tại Công ty Cổ phần ASIA LIFE.
Trong khi đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát hiện quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến giới thiệu sản phẩm "Thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES" với tên gọi Kẹo rau củ Kera có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm. Trước đó, ASIA LIFE đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tiêu chuẩn GMP.
Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra việc tuân thủ quy định sản xuất, đặc biệt là việc đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng quy trình. Kết quả thanh tra phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo về Cục trước ngày 12/3.
Nhiều cư dân mạng đặt nghi vấn kẹo rau củ KERA có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá rẻ bất ngờ trên Taobao. Trong khi đó, tại Việt Nam, sản phẩm này được bán với mức giá cao gấp nhiều lần.
Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM kiểm tra hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em rọt, xử lý nghiêm hoạt động quảng cáo vi phạm quy định của sản kẹo rau củ Kera (nếu có).
Bà Huyền bị tố kinh doanh mỹ phẩm không nhãn phụ, không hóa đơn, có dấu hiệu trốn thuế và từng gây tranh cãi vì quảng cáo sai lệch sản phẩm cho trẻ nhỏ.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.