'3 lá bài tẩy' giúp Bắc Kinh chống đỡ thuế quan của Mỹ
Thứ năm, 17/04/2025 13:44 (GMT+7)
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Tổng thống Donald Trump không ngừng gia tăng áp lực thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáp trả động thái này, Bắc Kinh cũng không hề nao núng, tung ra các biện pháp trả đũa mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, tờ Financial Times của Anh đã phân tích và chỉ ra rằng Trung Quốc đang nắm giữ '3 lá bài tẩy' có thể giúp nước này đối phó hiệu quả với đòn thuế quan từ Washington.
Theo Financial Times, mặc dù Mỹ là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, nhưng Washington không nên đánh giá thấp khả năng chống chịu của Bắc Kinh trước sức ép thuế quan. Ba con át chủ bài mà Trung Quốc có trong tay bao gồm: thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ, lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ, vị thế độc tôn trong lĩnh vực khoáng sản hiếm.
Khu phát triển kinh tế Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Thứ nhất, về thương mại, Trung Quốc duy trì thặng dư thương mại lên đến 300 tỷ USD với Mỹ vào năm 2024. Mặc dù thuế quan của Trump có thể gây khó khăn cho chính phủ Trung Quốc, nhưng thực tế, Bắc Kinh có khả năng tìm kiếm nguồn cung thay thế cho hàng nhập khẩu dễ dàng hơn Washington. Lý do là vì các mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản như đậu tương, thịt và gia cầm, trong khi hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đa dạng hơn, bao gồm điện tử, máy móc và khoáng sản chế biến.
Financial Times nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã chủ động giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây. Số liệu thống kê từ chính phủ Mỹ cho thấy, tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ đã giảm từ 21% năm 2016 xuống còn 13.4% vào năm 2024. Giáo sư kinh tế quốc tế Marta thuộc Đại học Thành phố New York nhận định rằng Mỹ đang phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn. Ví dụ, Trung Quốc đã chuyển sang nhập khẩu đậu tương từ Brazil thay vì Mỹ, cuối cùng, Bắc Kinh sẽ có nhiều lợi thế hơn trong ván cờ thương mại này.
Thứ hai, về trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Mỹ, chỉ sau Nhật Bản. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc vẫn nắm giữ khoảng 760 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Bắc Kinh có thể sử dụng "vũ khí" này bằng cách bán tháo một lượng lớn trái phiếu, gây ra lo ngại trên thị trường về tài sản Mỹ, thậm chí dẫn đến nguy cơ đồng USD mất giá và giá trị trái phiếu giảm sút. Đồng USD suy yếu cũng sẽ đẩy chi phí nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ tăng cao.
Thứ ba, về tài sản công nghệ, đặc biệt là khoáng sản hiếm, đây được xem là "vương bài" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Khoáng sản hiếm là vật liệu cốt lõi không thể thiếu trong các ngành công nghệ hiện đại, ứng dụng rộng rãi trong điện thoại, máy tính, thiết bị phát điện, động cơ ô tô, và trang thiết bị quân sự công nghệ cao. Trung Quốc đang kiểm soát hơn 2/3 sản lượng khai thác và hơn 90% năng lực chế biến khoáng sản hiếm toàn cầu. Sự phụ thuộc lớn của Mỹ vào nguồn cung khoáng sản hiếm từ Trung Quốc sẽ là một lợi thế chiến lược quan trọng cho Bắc Kinh trong cuộc đối đầu thương mại này.
Với những lợi thế trên, Financial Times cho rằng Trung Quốc có đủ sức mạnh để đối phó với các đòn thuế quan từ chính quyền Trump và duy trì thế cân bằng trong cuộc chiến thương mại đầy cam go này.
Giữa căng thẳng thuế quan thương mại Mỹ - Trung, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, trong đó Taobao dẫn đầu xu hướng gây sốt.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.
Theo cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu, Trung Quốc sẽ sẵn sàng đối thoại với Mỹ khi các nhà lãnh đạo Mỹ thể hiện sự tôn trọng với Bắc Kinh.
Cuộc "khẩu chiến" công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Tesla Elon Musk được cho là đang làm gia tăng sự hoài nghi của Trung Quốc về sự đáng tin cậy của nhà lãnh đạo Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ kết thúc sớm chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Canada với lý do cần giải quyết căng thẳng ở Trung Đông, để lại một thế cờ đầy chia rẽ.
Hoàng Văn Tĩnh, một cô gái trẻ Trung Quốc, đã từ bỏ mức lương hấp dẫn để đồng hành cùng cha trong công việc thông cống. Hành trình từ xấu hổ đến tự hào của cô đang lan tỏa thông điệp ý nghĩa về tình cha con và giá trị của lao động chân chính.
Sức hút mãnh liệt của Labubu bất ngờ thúc đẩy sự tăng trưởng của cổ phiếu ngành in 3D. Tuy nhiên, việc sao chép trái phép mô hình này đang đối mặt với những cảnh báo nghiêm khắc từ giới luật sư.
Hội đồng Người tiêu dùng Hong Kong (Trung Quốc) vừa công bố kết quả kiểm nghiệm đáng lo ngại về đồ chơi đất nặn. Một số mẫu đất nặn chứa chất bảo quản gây dị ứng vượt xa tiêu chuẩn an toàn của Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp quan trọng, thực thi một phần thỏa thuận thương mại với Anh, đáng chú ý là việc cắt giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu.
Nhân vật Labubu của Pop Mart gây bão trên toàn thế giới và nhà sáng lập Vương Ninh với triết lý về "sự vô dụng" cũng đang là chủ đề tranh luận sôi nổi.