Mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát trở thành mã được giao dịch sôi động nhất phiên 8/7 với hơn 77,4 triệu đơn vị được khớp lệnh, đưa vốn hóa tập đoàn lên 6,3 tỷ USD.
Trong phiên giao dịch hôm qua, tâm lý nhà đầu tư được cải thiện rõ rệt, cùng với thanh khoản tích cực đã tạo lực đẩy giúp VN-Index bật tăng ngay từ đầu phiên.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng – đặc biệt là SHB với khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục – đã đồng loạt tăng mạnh, trở thành động lực chính đưa VN-Index lần đầu tiên chốt phiên vượt mốc quan trọng 1.400 điểm sau hơn 3 năm.
Bước sang phiên giao dịch hôm nay 8/7, đà tăng chưa có dấu hiệu dừng lại khi sắc xanh tiếp tục mở rộng trên bảng điện tử và đáng chú ý là thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao.
Chỉ số VN-Index kết phiên với mức tăng 13,4 điểm lên 1.415,45 điểm, với thanh khoản tiếp tục đạt trên 28.200 tỷ đồng. Số mã tăng tiếp tục áp đảo khi có tới 217 mã xanh, 92 mã giảm điểm. Hai sàn HNX và UPCoM cũng chứng kiến đà tăng mạnh với mức tăng lần lượt 1,78 điểm và 0,35 điểm.
Thị trường hôm nay lan tỏa rộng khắp các ngành hàng, trong đó đáng chú ý là mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát khi trở thành mã được giao dịch sôi động nhất với hơn 77,4 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Kết phiên, cổ phiếu dừng ở 24.700 đồng/cp, với khối lượng khớp lệnh gấp đôi phiên trước và gần gấp ba mức trung bình một quý gần nhất. Trong đó, hai vùng giá được giao dịch nhiều nhất là 24.650 – 24.700 đồng/cp, chiếm tổng cộng hơn 27 triệu cổ phiếu.
Thanh khoản đột biến đưa giá trị giao dịch HPG trong ngày lên gần 1.900 tỷ đồng, cao nhất toàn thị trường. Xếp sau là SSI (1.700 tỷ đồng), TCB (1.100 tỷ đồng) và SHB (900 tỷ đồng)…
Với diễn biến tích cực này, vốn hóa Hòa Phát đạt gần 158.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,3 tỷ USD. Cổ phiếu hiện đang giao dịch ở vùng giá cao nhất trong vòng một năm.
Nguồn: TradingView.
Nhóm cổ phiếu ngành thép giao dịch khởi sắc theo đà tăng của HPG. VGS tăng trần (10%), PAS tăng 7%, TVN tăng 2,7%, HSG, GDA và NKG cùng tăng 2%.
Cổ phiếu HPG hút dòng tiền khi mới đây, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá lên đến 28% đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc trong vòng 5 năm – dòng sản phẩm chủ lực của Hòa Phát.
Về triển vọng kinh doanh của Hòa Phát, trong báo cáo phân tích mới đây, VPBankS dự báo sản lượng tiêu thụ HRC nội địa tại Việt Nam năm 2025 dự kiến điều chỉnh giảm so với năm 2024, đạt 13 – 14 triệu tấn do nhu cầu sử dụng làm tồn kho khả năng cao sẽ sụt giảm. Đối với hoạt động xuất khẩu HRC, VPBankS kỳ vọng Hòa Phát sẽ ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng HRC xuất khẩu vào khoảng 3,3% YoY.
Mặt khác, VPBankS cho rằng giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục điều chỉnh giảm, trong khi giá bán thép duy trì ở mức ổn định tạo cơ hội cải thiện biên lợi nhuận gộp. Giá thép Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng ổn định, biến động trong biên độ ±1% so với mức giá hiện tại nhờ vào: (1) Nhu cầu sử dụng thép đang ở mức cao như đã đề cập ở các phần trên và (2) Giá thép Trung Quốc kỳ vọng sẽ không giảm mạnh nữa, giúp hạn chế sức ép giảm giá đối với giá thép Việt Nam.
Với việc cổ phiếu tăng mạnh và việc tập đoàn thép số 1 Việt Nam sắp chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%, ước tính số lượng cổ phiếu của Chủ tịch Trần Đình Long tại Hòa Phát sẽ tăng lên gần 2 tỷ cổ phiếu.
Cập nhật tại ngày 8/7 trên Forbes, Chủ tịch Trần Đình Long sở hữu khối tài sản trên 2,5 tỷ USD, tăng 164 triệu USD, tương ứng tăng 7,05% sau một đêm. Con số này giúp vị tỷ phú đứng thứ 1.535 những người giàu nhất hành tinh.
Trong 8 phiên gần nhất, cổ phiếu LDG có tới 6 phiên tăng kịch trần, trong đó có 5 phiên trắng bên bán liên tiếp. Cổ phiếu penny này giờ đây đang "hồi sinh" và nằm trong top các mã tăng mạnh nhất nhóm bất động sản.
Đúng như nhiều dự báo trước đó, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.400 điểm phiên 7/7, riêng rổ VN30 có tới 28 mã tăng điểm mạnh kèm thanh khoản dồi dào.
Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và đồng bộ, nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo ổn định hệ thống tài chính.
Ông Nguyễn Hồ Nam – cựu Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital - hiện vẫn là cổ đông lớn của doanh nghiệp, dù đã không còn giữ bất kỳ chức vụ quản lý nào tại đây.
Trước khi vướng vòng lao lý, hai cựu Tổng Giám đốc của PJICO – ông Đào Nam Hải và bà Nguyễn Thị Hương Giang -
đều từng có thời gian dài điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nhiều biến động. Dưới thời ông Hải, PJICO ghi nhận giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sau khi bà Giang kế nhiệm vào năm 2022, kết quả kinh doanh bắt đầu suy giảm rõ rệt.
Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và đồng bộ, nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo ổn định hệ thống tài chính.
Dù đang “gánh” khoản lỗ lũy kế hơn 1.375 tỷ đồng, cổ phiếu LDG vẫn liên tiếp tăng trần trên thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh đó, thù lao chi trả cho dàn lãnh đạo Công ty CP Đầu tư LDG lại tiếp tục gây chú ý, khi xuất hiện những con số được cho là “khó hiểu” so với tình hình tài chính của doanh nghiệp.