Việt Nam lọt Top 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới

Thứ tư, 13/12/2023, 14:57 PM

Nhiều ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, góp phần đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong 11 tháng năm 2023, có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước như: Điện tử, máy tính và linh kiện (đạt 4,9 tỷ USD, tăng 20,2%); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 4,7 tỷ USD, tăng 3,9%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (đạt 4 tỷ USD, tăng 5%); gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,6%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%); thủy sản (đạt 800 triệu USD, tăng 1,4%); sắt thép (đạt 586 triệu USD, tăng 25,4%).

Nhiều ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, góp phần đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Nhiều ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam đã ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới, góp phần đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Những mặt hàng trên đã góp phần đưa Việt Nam vào trong nhóm 23 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp Việt Nam tham gia thành công và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, sau hơn 14 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng Việt Nam có thế mạnh (đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng) đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại.

Sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam đã đóng góp vào việc duy trì mức tăng trưởng của thương mại trong nước và hỗ trợ đầu ra cho sản xuất trong nước.

Để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các chiến lược, giải pháp như đẩy mạnh triển khai hiệu quả Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng năm.

Theo congly.vn