Người Canada tháo chạy khỏi thị trường bất động sản Mỹ
Làn sóng người Canada bán tháo nhà ở Mỹ đang gia tăng, báo hiệu sự thay đổi lớn trên thị trường bất động sản. Kinh tế suy yếu, chính trị bất ổn được xem là nguyên nhân chính.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Mới đây, các video lan truyền từ Trung Quốc tiết lộ chi phí sản xuất của các mặt hàng xa xỉ phẩm như túi Hermes, làm dấy lên nghi ngờ về giá trị thực và thổi bùng tranh luận về tác động của chiến tranh thuế quan Mỹ - Trung đối với người tiêu dùng.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, một loạt video gây sốc xuất phát từ Trung Quốc đang làm dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội tại Mỹ. Những video này, được lan truyền chóng mặt trên các nền tảng như TikTok và X (Twitter cũ), cáo buộc các mặt hàng xa xỉ phẩm đắt đỏ từ lâu nay thực chất được sản xuất với chi phí vô cùng thấp tại các nhà máy ở Trung Quốc. Điển hình là những thương hiệu đình đám như túi Hermes, giày Nike và quần áo tập Lululemon đều bị bóc mẽ về giá thành sản xuất rẻ đến bất ngờ.
Một trong những video gây chú ý nhất, được đăng tải trên X và thu hút gần 8 triệu lượt xem, tập trung vào chiếc túi Birkin biểu tượng của Hermes. Video này tuyên bố rằng chi phí sản xuất thực tế của chiếc túi hàng hiệu chỉ vỏn vẹn 1.395 USD, thế nhưng chiếc túi đắt đỏ này vốn được bán với giá khoảng 38.000 USD. Người xem không khỏi ngỡ ngàng khi một đại diện tự xưng là từ nhà máy Trung Quốc, bằng tiếng Anh lưu loát, giải thích cặn kẽ các khoản chi phí nguyên vật liệu và nhân công để làm ra chiếc túi Hermes đắt đỏ. Theo người này, 90% giá trị của túi Birkin nằm ở "giá trị thương hiệu Hermes" chứ không phải chất lượng hay chi phí sản xuất.
Tương tự, một influencer (người ảnh hưởng) Trung Quốc đã nói rằng những chiếc quần legging yoga Lululemon, vốn được bán với giá trên 100 USD tại Mỹ, thực tế chỉ có giá sản xuất khoảng 5-6 USD tại các nhà máy Trung Quốc. Người này khẳng định, chất liệu và quy trình sản xuất của những chiếc quần legging này về cơ bản là "không khác biệt" so với hàng chính hãng đắt tiền.
Trước những cáo buộc trên, Lululemon đã đưa ra phản hồi, khẳng định rằng chỉ "3% hàng hóa thành phẩm" của hãng được sản xuất tại Trung Quốc đại lục. Đồng thời, Lululemon nhấn mạnh rằng quần legging chính hãng chỉ được bán tại các cửa hàng và trang web chính thức của hãng, ngụ ý về việc cảnh giác hàng giả, hàng nhái.
Tuy nhiên, theo phân tích của Bloomberg, mục đích của những video này không chỉ dừng lại ở việc vạch trần sự thật về chi phí sản xuất hàng xa xỉ. Chúng còn được xem là một chiêu thức marketing tinh vi, nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều. Nhiều tài khoản đăng tải video đã công khai địa chỉ website và thông tin liên hệ, kêu gọi người xem "liên hệ trực tiếp để mua sản phẩm với giá không tưởng".
Điều này cho thấy, các công ty OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) Trung Quốc đang tận dụng TikTok như một kênh phân phối mới, bỏ qua các khâu trung gian để tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng. Động thái này cũng được cho là nhằm khơi dậy dư luận trong nước, chỉ trích chính sách thuế quan của chính quyền Trump, vốn đang đẩy giá hàng hóa tiêu dùng lên cao và gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng Mỹ và các nhà sản xuất Trung Quốc.
Thời điểm xuất hiện của những video này không phải ngẫu nhiên. Chúng được tung ra đúng vào lúc Tổng thống Trump vừa áp đặt mức thuế quan mới lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm leo thang căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc. Thêm vào đó, cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng đồng loạt đăng tải các thông điệp chỉ trích thuế quan của Mỹ trên mạng xã hội X.
Sự lan truyền nhanh chóng của những video này, cùng với phản ứng mạnh mẽ từ dư luận, cho thấy người tiêu dùng ngày càng lo ngại về việc giá cả hàng hóa tăng cao do thuế quan. Trong bối cảnh đó, việc mua hàng trực tiếp từ nhà máy Trung Quốc, dù tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và nguồn gốc, vẫn trở nên hấp dẫn với một bộ phận người tiêu dùng mong muốn tìm kiếm hàng hóa giá rẻ. Dù chưa rõ liệu việc mua hàng trực tiếp từ nhà máy có thực sự giúp người tiêu dùng né tránh được hoàn toàn thuế quan hay không, những video này khơi mào cho những cuộc tranh luận sâu rộng hơn về thương mại toàn cầu và giá trị thực của hàng hóa xa xỉ.
Túi Birkin là một chiếc túi được nhà sản xuất hàng xa xỉ của Pháp Hermès giới thiệu vào năm 1984. Túi Birkin được làm hoàn toàn thủ công từ nhiều loại da khác nhau, chẳng hạn như da bê, da thằn lằn và da đà điểu. Trong số những loại da đắt nhất từng được sử dụng là da cá sấu nước mặn và những chiếc túi có vảy nhỏ hơn có giá cao hơn những chiếc có vảy lớn hơn. Đặc biệt, những chiếc túi được làm thủ công tại Pháp bằng cách sử dụng đường khâu yên ngựa đặc trưng của công ty. Theo Hermes, giá của túi Birkin cao hơn rất nhiều so với các loại túi khác vì mức độ kỹ năng liên quan đến việc tạo ra chúng.
Túi Birkin cũng được bán với nhiều kích cỡ khác nhau. Mỗi chiếc có thể được sản xuất theo đơn đặt hàng với các loại da, màu sắc và phụ kiện phần cứng khác nhau do khách hàng lựa chọn. Ngoài ra còn có các tùy chọn riêng lẻ khác, chẳng hạn như khảm kim cương. Chính vì vậy, giá thành của mỗi chiếc túi rất cao, không phải ai muốn đều có thể sở hữu. Trong nhiều năm qua, chiếc túi Birkin đã trở thành biểu tượng của địa vị với mức giá dao động từ 10.000 USD đến 500.000 USD.