TP HCM truy quét dầu gió, mỹ phẩm giả len lỏi vào bệnh viện, nhà thuốc
Thứ tư, 09/07/2025 09:09 (GMT+7)
Sau khi triệt phá đường dây sản xuất hàng giả quy mô lớn, Sở Y tế TP HCM phát văn bản khẩn yêu cầu tất cả bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc rà soát hàng hóa, ngăn chặn sản phẩm làm giả tuồn vào cơ sở y tế.
Ngày 8/7, Sở Y tế TP HCM đã phát công văn khẩn, yêu cầu toàn bộ bệnh viện
công lập, tư nhân, các phòng khám, nhà thuốc và cơ sở kinh
doanh dược phẩm trên địa bàn khẩn trương kiểm tra lại danh mục sản phẩm đang lưu
hành, đặc biệt là các loại dầu gió, mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe
có khả năng bị làm giả.
Công văn của Sở nêu rõ, các đơn vị phải kiểm tra toàn bộ các sản phẩm
đang sử dụng, bày bán trong khuôn viên, bao gồm cả nhà thuốc
bệnh viện và các phòng khám vệ tinh. Những sản phẩm như dầu gió Con Ó
(Eagle Brand Medicated Oil), kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan và dầu
lăn Hàn Quốc là trọng tâm cần được rà soát.
Các đơn vị chỉ được phép sử dụng và kinh
doanh hàng hóa hợp pháp, có hóa đơn, chứng từ đầy đủ. Nếu phát
hiện sản phẩm có dấu hiệu nghi ngờ là giả, không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép lưu
hành, bắt buộc phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý và ngừng sử dụng,
kinh doanh sản phẩm đó.
Đặc biệt, dù không phát hiện vi phạm, các cơ
sở vẫn phải nộp báo cáo rà soát theo đúng quy định của ngành.
Đồng thời, Sở Y tế cũng yêu cầu 168 UBND phường,
xã, đặc khu trên toàn TP
HCM vào cuộc, phối hợp tuyên truyền đến từng hộ kinh doanh,
người dân địa phương, nhằm cảnh báo, ngăn chặn việc mua bán, sử dụng hàng giả
trong y tế.
Những sản phẩm bị làm giả. Ảnh: CACC
Chỉ một tuần trước đó, ngày 1/7, Công an TP HCM đã triệt phá một đường dây sản
xuất, buôn bán hàng giả có quy mô lớn và hoạt động tinh vi. Các
đối tượng cầm đầu là Võ Thành Tâm và vợ là Ngô Ánh Hồng,
Giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Mỹ Trinh, cùng với 15 người khác đã bị tạm giữ
để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh.
Cặp vợ chồng khai nhận, từ năm 2022 đến nay,
đã thu
mua nguyên liệu, bao bì, tem nhãn, chai lọ trôi nổi trên thị
trường để tự
pha chế, đóng gói sản phẩm dầu gió, kem dưỡng và đưa ra thị
trường dưới nhãn mác hàng ngoại. Riêng với dầu gió Con Ó - sản phẩm có thương
hiệu lâu năm của Singapore - các đối tượng đã sản xuất hơn 70.000 chai giả,
chưa kể hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm khác.
Tổng giá trị lô hàng giả tương đương hàng thật
lên đến hơn
6 tỷ đồng. Các sản phẩm nhái này được thiết kế bao bì giống thật
gần như hoàn toàn, khiến người tiêu dùng khó phân biệt bằng mắt
thường.
Không dừng lại ở các sạp nhỏ lẻ, số hàng này
đã được phân phối vào các nhà thuốc, cửa hàng chăm sóc sức khỏe, thậm chí
có thể đã lọt
vào kênh mua sắm nội bộ của các bệnh viện, phòng khám.
Theo ngành y tế, một sản phẩm dầu gió hay kem dưỡng bôi ngoài da tưởng như
đơn giản, nhưng nếu được pha chế bằng nguyên liệu không đảm bảo,
chứa tạp
chất, hoặc gây kích ứng mạnh, có thể gây nên
những hậu quả nghiêm trọng cho người già, trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.
Không những vậy, việc hàng giả tuồn vào hệ thống y tế -
nơi người dân tin tưởng tuyệt đối về sự an toàn -
là một hồi chuông cảnh tỉnh.
Sở Y tế TP HCM kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, trở thành người tiêu dùng
thông thái, không sử dụng sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn
gốc, không có nhãn mác rõ ràng. Mỗi người dân cũng được khuyến khích phối hợp với cơ
quan chức năng, tố giác các cơ sở sản xuất -
buôn bán hàng giả khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ.
Sở Y tế đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục thanh
kiểm tra diện rộng, siết chặt quản lý thị trường dược -
mỹ phẩm trong thời gian tới, không để hàng giả tiếp tục trà
trộn vào hệ thống y tế và cuộc sống thường nhật của người dân.
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.
Không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, hàng giả còn lan rộng đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thông qua nhiều hình thức như thương mại điện tử. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, từ bao bì, nhãn mác cho đến chất lượng; nhiều mặt hàng giả thậm chí mang cả tem chống giả.
TP HCM xử phạt gần 94 triệu đồng Công ty CP Xuất nhập khẩu Dinh dưỡng Dược Loha, đồng thời buộc doanh nghiệp này thu hồi và tiêu hủy nhiều sản phẩm sữa do phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: hàng không; sản xuất nhiên liệu sinh học; nông nghiệp; chế biến, phân phối thực phẩm…
Một buổi tối cuối tháng 6, khi phần lớn khu dân cư đã yên giấc, thì ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP HCM), những mẻ hoa chuối vẫn đang được sơ chế - không phải bằng nước sạch như nhiều người tưởng, mà bằng hàn the và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc.