Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ, giải pháp đối với ngành ngân hàng
Thứ ba, 11/02/2025 14:25 (GMT+7)
Sáng nay (11/2), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Tại hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các đại
biểu đã phân tích, đánh giá tình hình điều hành chính sách tiền tệ, tăng trưởng
tín dụng, tỉ giá, hoạt động của các ngân hàng thương mại...
Báo
cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, năm 2024, NHNN và ngành ngân hàng đã triển khai tốt các nhiệm vụ của
ngành. Bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ
động tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các
quyết sách để phản ứng kịp thời trước các vấn đề đột xuất, cấp bách, biến động
bất thường trong hoạt động ngân hàng.
Thủ tướng đánh giá ngành ngân hàng, trong đó các ngân hàng
thương mại đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát bội chi, nợ
Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn; chia sẻ với người
dân và doanh nghiệp, giảm bớt lợi nhuận của mình để giảm lãi suất cho vay; tham
gia chuyển giao bắt buộc một số ngân hàng; kiểm soát nợ xấu tốt hơn so với các
năm trước; tham gia các dự án BOT, các dự án lớn của Chính phủ và doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp mà ngành ngân hàng và các ngân hàng thương mại cần tập trung thực hiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cũng tại hội
nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra 7 bài học kinh nghiệm và 8 nhiệm
vụ, giải phápmà ngành ngân hàng và các ngân hàng thương mại cần tập
trung thực hiện.
7 bài học
kinh nghiệm
Bày tỏ mong muốn ngành ngân hàng phát triển lành mạnh hơn,
tích cực hơn, hiệu quả hơn nữa, người dân được quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ nhiều
hơn; Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, chia sẻ với người dân và doanh nghiệp
khi gặp khó khăn, hy sinh một phần lợi nhuận của mình để làm việc này.
Thứ hai, bám sát tình hình thế giới, khu vực và
trong nước để kịp thời đưa ra đề xuất, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể
chế, luật pháp trong các luật, nghị định và thông tư.
Thứ ba, phát huy đoàn kết, thống nhất, phối hợp giữa
các cơ quan trong hệ thống chính trị với hệ thống ngân hàng để giải quyết những
vấn đề lớn của đất nước, những bức xúc của nhân dân, những khó khăn vướng mắc
trong quá trình phát triển.
Thủ tướng cho biết năm 2025, chúng ta phải giữ vững ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn
và kiểm soát bội chi, nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài trong giới hạn, điều
hành tốt chính sách tiền tệ, tỉ giá, lãi suất, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng
GDP ít nhất từ 8% trở lên. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng trên 16%,
Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói
riêng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng và các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
8 nhiệm
vụ, giải pháp
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải phápmà ngành
ngân hàng và các ngân hàng thương mại cần tập trung thực hiện.
Thứ nhất, tiết giảm chi phí, tổ chức lại hoạt động hiệu
quả hơn và đặc biệt là hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ
trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp, tạo sinh kế cho nhân dân.
Thứ hai, tập trung tín dụng, góp phần làm mới 3
động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và thúc đẩy các động lực
tăng trưởng mới. Theo đó, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; có các gói tín dụng
tiêu dùng, tín dụng cho các ngành mũi nhọn giải quyết nhiều công ăn việc làm,
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tín dụng ưu đãi cho các ngành nghề, lĩnh vực, đối
tượng ưu tiên; tín dụng cho các dự án BOT, hợp tác công tư; tín dụng tháo gỡ
khó khăn các dự án bất động sản…
Thứ ba, NHNN và các ngân hàng thương mại phải tiên
phong trong chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng
cơ sở dữ liệu, triển khai Đề án 06; triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về
đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; có biện
pháp thí điểm triển khai và quản lý ngân hàng ảo.
Thứ tư, đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, phiền
hà, sách nhiễu, những biểu hiện tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt
động ngân hàng, giảm nợ xấu, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
Thứ năm, thực hiện quản trị thông minh, xây dựng
ngân hàng thông minh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của những người làm
ngân hàng vì mục tiêu chung là xây dựng đất nước, góp phần chia sẻ những khó
khăn với người dân, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hợp tác, chia sẻ và học
tập kinh nghiệm quốc tế.
Thứ sáu, các ngân hàng tham gia tích cực, hiệu quả
hơn nữa trong triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực,
góp ý cho việc xây dựng luật pháp, tập trung huy động nguồn lực phát triển hạ tầng
chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.
Thứ bảy, NHNN, các ngân hàng thương mại nghiên cứu,
tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở xã hội,
nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống, nhà ở cho những đối tượng khó khăn;
tích cực góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
Thứ tám, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ
quan quản lý nhà nước, các cơ quan trong hệ thống chính trị trên tinh thần vì sự
phát triển chung, hệ hống ngân hàng phát triển lành mạnh, đoàn kết, chung sức đồng
lòng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan và nhiệm vụ của hệ thống
ngân hàng.
Thủ tướng
Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, các ngân hàng hoạt động kinh doanh phải
có lãi nhưng ngoài lợi nhuận thì phải mang lại lợi ích chung cho đất nước. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu
tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả,
là điểm tựa cho người dân, doanh nghiệp, sự phát triển của đất nước.
Tối 9/2, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp thành phố triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tăng tốc, bứt phá.
Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác điều hành giá năm 2025 phải "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả"; phấn đấu CPI bình quân tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể ở Quận Đống Đa là Kim Liên, Khương thượng, Trung Tự và phụ cận, tỷ lệ 1/500.
Chuyên gia Savills nhìn nhận cuối năm 2024 đã chấm dứt chu kỳ khan hiếm biệt thự, liền kề tại Hà Nội kéo dài nhiều năm qua. Riêng giỏ hàng mới của quý IV/2024 đã gấp khoảng 17 lần cả năm 2023 - thời điểm nguồn cung xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ.
Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định quyết tâm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 8%, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. Ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ huy động và sử dụng vốn hiệu quả hơn.