Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống
Thứ năm, 03/04/2025 13:15 (GMT+7)
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng; các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan.
Theo Thủ tướng, việc Hoa Kỳ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành và lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt hơn, phức tạp hơn, khó đoán định hơn. Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng thể về chính trị, ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân để ứng phó với tình hình.
Theo Thủ tướng, việc Hoa Kỳ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcPhó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcPhó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng với việc chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcBộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcThống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc; cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa; thúc đẩy khai thác thị trường, tài nguyên trong nước.
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.
Theo chuyên gia, việc tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam phải chịu thêm thuế là “hoàn toàn vô lý” bởi “thuế được trả bởi các công ty, và các công ty này thường chuyển phần chi phí tăng thêm sang người tiêu dùng”.
Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước thông tin thuế đối ứng của Mỹ khiến hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 3/4. Tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam "bay" 743 triệu USD chỉ sau một đêm.
Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, và các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Theo các chuyên gia, việc Mỹ áp thuế tới 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ gây ra tác động đáng kể tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần bình tĩnh phân tích tình hình, từ đó có chiến lược ứng phó hiệu quả.
Theo chuyên gia, việc tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam phải chịu thêm thuế là “hoàn toàn vô lý” bởi “thuế được trả bởi các công ty, và các công ty này thường chuyển phần chi phí tăng thêm sang người tiêu dùng”.
Mở phiên sáng nay (3/4), nhà đầu tư đã ngay lập tức bán tháo khiến nhiều cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 67 điểm, xuống 1.247 điểm, tương ứng "bay" 5,28%. Những mã giảm sàn, tập trung ở nhóm ngành dệt may, bất động sản...